Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6: Thực hành tiếng việt: biện pháp tu từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1.1: Văn bản 1 - Bầy chim chìa vôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng của biện pháp tu từ nói quá?
A. Nói quá là biện pháp tu từ có tác dụng điều chỉnh tính chất của diễn ngôn theo một phương thức nhất định, tuỳ thuộc vào người nói.
B. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
C. Nói quá là một biện pháp tu từ có tính chất tổng quát, bao trùm lên nhiều đặc điểm ngôn ngữ tự nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
A. Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
B. Đêm tháng năm, ngày tháng mười
C. Đã sáng, đã tối
D. Không có biện pháp nói quá ở trong câu này.
Câu 3: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
A. Thánh thót như mưa ruộng cây, đắng cay muôn phần.
B. Cày đồng đang buổi ban trưa, ai ơi bưng bát cơm đầy
C. Ban trưa, ruộng cày, muôn phần.
D. Thánh thót như mưa ruộng cầy
Câu 4: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
A. Làm nên tất cả
B. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
C. Sỏi đá cũng thành cơm
D. Biện pháp nói quá không được sử dụng trong câu này.
Câu 5: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
“Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.”
A. Đi lên đến tận trời
B. Cứ yên tâm … chỉ … thôi
C. Từ giờ đến … tận trời được.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
“Tôi là một nhân vật quyền lực và rất có uy tín tại đây, thế nên, đâu thể nào cho phép những chuyện như cơm bữa đó xảy ra được.”
A. Rất có uy tín tại đây
B. Đâu thể nào cho phép
C. Chuyện như cơm bữa.
D. Biện pháp nói quá không được sử dụng trong câu này.
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây có sử dụng biện pháp tu từ nói quá?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
C. Ruộng không phân như thân không của.
D. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn.
Câu 3: “Ở nơi ……….. thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.”
Điền vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá.
A. Ruột để ngoài da
B. Chó ăn đá gà ăn sỏi
C. Nước mặn đồng chua
D. Kinh tế đi đầu
Câu 4: “Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng ……..”
Điền vào chỗ trống thành ngữ để tạo biện pháp tu từ nói quá.
A. Nở từng khúc ruột.
B. Ruột để ngoài da
C. Bầm gan tím ruột
D. Vắt chân lên cổ.
Câu 5: X là một chiến binh đã xông pha qua hàng trăm trận mạc, lập được vô số chiến tích. Chính điều đó đã giúp cho ông có một thân hình cường tráng, đao kiếm khó làm lay chuyển.
Thành ngữ dùng biện pháp nói quá nào dưới đây phù hợp để mô tả X?
A. Mình đồng da sắt
B. Thịt trâu dai ngoách
C. Dời non lấp biển
D. Cục đá di động
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây đúng về nói quá?
A. Các tổ hợp từ ngữ tạo nên biện pháp nói quá có thể làm các thành phần chính của câu như chủ ngữ, vị ngữ.
B. Nói quá chỉ xuất hiện trong tục ngữ.
C. Nói quá có thể dùng thay thế cho nói khoác.
D. Nói quá có thể dùng để gây cười.
Câu 2: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?
“Đến cụ tao còn chẳng làm được nữa là.”
A. Nhấn mạnh mức độ khó khăn, dường như là chuyện không thể.
B. Gây tiếng cười.
C. Thể hiện sự khinh bỉ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?
“Messi lần trước đã không may sút bay hết nhà cửa của các anh em, nhưng anh ấy vừa gọi cho tôi, nói rằng hãy đặt niềm tin vào anh ấy thêm một lần nữa trong trận đấu tới, anh ấy nhất định sẽ lấy lại tất cả cho mọi người.”
A. Phóng đại rủi ro mà cá độ bóng đá có thể gây ra, nhằm khuyên răn con người không nên xa vào những trò như vậy.
B. Nhấn mạnh vào hậu quả nhằm tạo tiếng cười.
C. Nhấn mạnh vào niềm tin và năng lực của nhân vật, thể hiện khao khát mãnh liệt.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?
“Thơ ca lênh láng trải đầy sân, mẹ đi qua phải sắn quần.”
A. Nhấn mạnh kích cỡ sân rộng, nhằm tăng sức gợi hình.
B. Tạo nên mối quan hệ nhân – quả trong câu.
C. Phóng đại số lượng thơ ca đang có, nhằm tăng sức biểu cảm.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Điểm khác biệt chính nhất giữa nói quá và nói khoác là gì?
A. Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, tạo cảm giác mơ hồ, mụ mị cho đối phương còn nói quá là dùng những điều không thật để tác động lại người nói khoác.
B. Nói khoác là bịa ra những điều không thật, nhưng vẫn có tính thực tế nhằm khoe khoang còn nói quá là phóng đại quy mô, tính chất, xa rời thực tế nhằm mục đích nhấn mạnh.
C. Nói khoác dùng sự việc không thực tế để thể hiện còn nói quá thì dùng sự việc có tính thực tế nhưng thông qua suy diễn.
D. Nói khoác là nói dối, nói quá là nói thật.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thành ngữ