Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn tin học kì 1 lớp 10 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI (2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Hiểu được sự khác biệt giữa mạng LAN và Internet.
  • Trình bày được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc trong xã hội khi mạng máy tính được sử dụng rộng rãi.
  • Nêu được một số công nghệ dựa trên Internet như dịch vụ điện toán đám mây (cloud computing), kết nối vạn vật (IoT) và những ích lợi của IoT có thể đem lại.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, hợp tác nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Phân biệt được mạng cục bộ và Internet.
  1. Phẩm chất
  • Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập để trở thành người công dân có tri thức trong thời đại công nghệ số.
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS được gợi mở về mạng LAN và Internet.
  3. b) Nội dung: HS được giới thiệu về mô hình của mạng máy tính, bộ định tuyến có một số cổng để cắm cáp mạng, có phân biệt các cổng LAN và cổng Internet.
  4. c) Sản phẩm: HS nêu suy nghĩ, trả lời câu hỏi đặt ra: Internet và LAN khác nhau như thế nào?
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS: Hình 8.1 là mô hình của một mạng máy tính; máy chủ, máy tính để bàn và máy in là các thiết bị đầu cuối, còn bộ chia (HUB), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router) là các thiết bị kết nối. Bộ định tuyến có một số cổng để cắm cáp mạng, có phân biệt các cổng LAN và cổng Internet.

Tại sao phải phân biệt như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. MẠNG LAN VÀ INTERNET

Hoạt động 1: Phân biệt Internet với mạng LAN

  1. a) Mục tiêu: HS phát hiện ra sự khác nhau giữa LAN và Internet, từ đó biết được vì sao các nhà sản xuất phải phân biệt rõ ràng trên thiết bị.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm Hoạt động 1, trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 39.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về sự khác nhau giữa LAN và Internet.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS hoạt động cá nhân, hoàn thành Hoạt động 1.

- GV giải thích để HS hiểu Internet là mạng diện rộng kết nối các máy tính hay các LAN với nhau nhờ các nhà cung cấp dịch vụ kết nối (ví dụ VNPT hay Viettel) thông qua các bộ định tuyến.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm điểm khác nhau cơ bản giữa LAN và Internet.

- HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm.

- HS làm Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 39 theo nhóm đôi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra.

- HS suy nghĩ, đọc SGk

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Mạng LAN và Internet

- Hoạt động 1:

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án C

- Điểm khác nhau cơ bản giữa LAN và Internet:

 

LAN

Internet

Phạm vi, quy mô

Cơ quan, gia đình

Toàn cầu

Cách kết nối

Trực tiếp trong mạng qua thiết bị kết nối như Hub, Switch, Wiffi...

Kết nối qua các Router thông qua các nhà cung cấp dịch vụ kết nối.

Sở hữu

Có chủ sở hữu

Không có chủ sở hữu

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Ở Việt Nam, có khoảng một chục nhà cung cấp dịch vụ Internet, những nhà cung cấp lớn nhất tính tới năm 2020 là:

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.

- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel.

- Công ty FPT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra còn có Công ty NetNam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, Tập đoàn Công nghệ CMC,...

  1. VAI TRÒ CỦA INTERNET

Hoạt động 2: Vai trò của Internet

  1. a) Mục tiêu: HS nắm được vai trò quan trọng của Internet đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu vai trò của Internet, thực hiện Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 (SGK – tr40).
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được một số ứng dụng của Internet đối với hoạt động của con người.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của Internet trong giao tiếp cộng đồng.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của Internet trong giao tiếp.

- HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm.

- HS hoạt động cá nhân, làm Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 40.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Vai trò của Internet

- Trong giao tiếp cộng đồng: Internet thay đỏi cách mọi người tương tác với nhau, giúp con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi.

- Trong giáo dục: Internet giúp hoạt động giáo dục hiệu quả hơn. Internet là kho tri thức khổng lồ thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Một vài ứng dụng của Internet trong hoạt động giải trí: đọc tin tức, giao tiếp với cộng đồng qua trò chuyện trực tuyến hoặc các mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi trực tuyến.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Một vài ứng dụng của Internet trong hoạt động bảo vệ sức khỏe: thông tin về bảo vệ sức khỏe trong các trang y tế, bệnh án điện tử giúp có thể theo dõi sức khỏe ở bất kỳ bệnh viện nào, chăm sóc sức khỏe từ xa (telemedecine), khai báo y tế trực tuyến trong phòng chống dich,...

III. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Hoạt động 3: Mua hay sử dụng thuê bao?

  1. a) Mục tiêu: HS khám phá ra các phương tiện phần cứng và phần mềm có thể sử dụng qua Internet và lợi ích của các dịch vụ này.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu khái niệm về điện toán đám mây, các loại dịch vụ đám mây cơ bản và lợi ích của dịch vụ này.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi về điện toán đám mây, hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 trong SGK - tr41.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện Hoạt động 2 theo nhóm đôi.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trình bày các khái niệm:

+ Đám mây là gì?

+ Dịch vụ điện toán đám mây là gì?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu các loại dịch vụ đám mây cơ bản.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu lợi ích của dịch vụ đám mây.

- GV nhấn mạnh sử dụng dịch vụ đám mây, về tổng thể, tốt hơn là mỗi người tự mua sắm phương tiện cá nhân và tự vận hành. Dịch vụ đám mây làm thay đổi cách đầu tư.

- HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm.

- HS hoạt động cá nhân, làm Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 SGK trang 41.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

3. Điện toán đám mây

a) Khái niệm về điện toán đám mây

- Hoạt động 2:

+ Câu 1:

●       Trong ví dụ 1, bạn An đã thuê bao thiết bị lưu trữ (đĩa cứng) là phần cứng ở đâu đó trên Internet.

●       Trong ví dụ 2, cô Bình đã thuê bao phần mềm được cài đặt ở một máy chủ nào đó trên Internet.

+ Câu 2: Các lợi ích là:

●       Tính tiện dụng, dùng lúc nào cũng được, ở đâu cũng được, không gắn liền với phương tiện cá nhân.

●       Chất lượng dịch vụ tốt, do tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ.

●       Chi phí thấp do tài nguyên được sử dụng cho nhiều người, có thể điều hòa tài nguyên.

- Đám mây: là tập hợp những tài nguyên được đặt ở đâu đó có thể truy cập qua Internet.

- Dịch vụ điện toán đám mây: là việc chia sẻ các tài nguyên mạng theo nhu cầu qua Internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử dụng.

b) Các loại dịch vụ đám mây cơ bản

- Có 3 loại chính:

+ SaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng phần mềm ứng dụng qua Internet. Hầu hết các phần mềm online thương mại thuộc loại này.

+ PaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng nền tảng.

+ IaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng hạ tầng qua Internet.

c) Lợi ích của dịch vụ đám mây

- Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao.

- Chất lượng cao.

- Kinh tế hơn.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ thuê bao phần mềm hay phần cứng qua Internet. Vì thế đọc tin trên các website tin tức không phải là sử dụng dịch vụ đám mây.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Thư điện tử Gmail là một dịch vụ đám mây. Trong trường hợp này, người dùng đã sử dụng phần mềm gửi, nhận, quản trị thư điện tử qua Internet. Google không thu phí với người dùng cá nhân nhưng thu phí của các tổ chức.

  1. KẾT NỐI VẠN VẬT

Hoạt động 4: Công tơ điện tử làm việc như thế nào?

  1. a) Mục tiêu: HS thấy rõ lợi ích của việc thu thập xử lí thông tin và truyền dữ liệu một cách tự động nhờ thiết bị thông minh.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu về nguồn gốc của kết nối vạn vật, lợi ích và ví dụ của IoT.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi về kết nối vạn vật, hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố trong SGK - tr43.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện Hoạt động 3 theo nhóm đôi: Thảo luận về lợi ích của việc dùng công tơ điện tử.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện các yêu cầu:

+ Nêu khái niệm IoT.

+ Trình bày một số lợi ích của IoT.

+ Lấy một vài ví dụ về IoT.

- HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm.

- HS hoạt động cá nhân, làm Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 43.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

4. Kết nối vạn vật

- Lợi ích của công tơ điện tử:

+ Không phải mất chi phí cho nhân công ghi số công tơ hàng tháng.

+ Số liệu thu thập được chính xác.

+ Không cần nhập dữ liệu khi tổng hợp  mức tiêu thụ điện.

+ Dữ liệu tiêu thụ điện liên tục chuyển về trung tâm nên có thể phân tích dữ liệu tức thời để đưa ra các quyết định thích hợp.

- IoT: là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu thập, trao đổi và xử lí dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau.

- Một số lợi ích của IoT:

+ Thu thập dữ liệu tự động, có thể thay thế cho con người ở những môi trường làm việc không thuận lợi.

+ Giảm chi phí thu thập và xử lí dữ liệu.

+ Dữ liệu được thu thập liên tục, tức thời nên có thể nắm bắt được trạng thái của hệ thống để có những quyết định đúng đắn và kịp thời.

- Ví dụ về IoT:

+ Thu phí không dừng trên các đường cao tốc.

+ Nhà thông minh.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Ngoài Internet, việc kết nối có thể thực hiện qua Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập trong phần Luyện tập (SGK - tr43).
  4. c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài tập liên quan đến lợi ích của kết nối vạn vật và nhận biết được dịch vụ đám mây.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK - tr43.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời 2 - 3 HS bất kì lên bảng chữa bài. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Kết quả:

Luyện tập 1: Lợi ích của hệ thống thu phí không dừng :

- Lái xe không phải chuẩn bị tiền mặt, giảm thời gian đi qua trạm.

- Không phải in vé, không phải bán vé và soát vé mất thời gian.

- Số liệu thu phí được chuyển tức thời về cơ sở dữ liệu, tổng hợp nhanh chóng và làm giảm hẳn tình trạng gian lận.

Luyện tập 2:

Phần lớn các mạng xã hội đều có mục đích kinh doanh. Muốn sử dụng được mạng xã hội, người dùng phải đăng kí và được cấp tài khoản.

Khi đăng kí kinh doanh, ví dụ bán hàng trực tuyến, người dùng đã phải thuê bao phần mềm bán hàng, giúp học có thể giới thiệu hàng hóa, tiếp nhận đơn hàng, phân tích nhu cầu của khách hàng để gửi quảng cáo đến người dùng.

 Đó là các dịch vụ đám mây.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 1, 2 phần Vận dụng (SGK – tr43).
  4. c) Sản phẩm: HS tìm hiểu được ứng dụng của điện toán đám mây và IoT trong thực tế.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, hoàn thành bài tập 1, 2 phần Vận dụng (SGK - tr43).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra một vài ý mà HS còn thiếu, chốt đáp án.

Kết quả:

Vận dụng 1:

Hướng dẫn: Có thể tra theo từ khóa “Kế toán trực tuyến”, “Đào tạo trưc tuyến” hay “Quản lí doanh nghiệp trực tuyến” để tìm các nơi cung cấp các nền tảng này.

Vận dụng 2:

Với dữ liệu này, một số vi phạm của lái xe như chạy quá tốc độ, chạy vào vùng cấm, dừng đỗ ở khu vực không được phép đều bị phát hiện. Với hệ thống này, Bộ GTVT có thể tổng hợp rất nhanh tình hình an toàn giao thông hay hoạt động của hệ thống giao thông khi cần thiết.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT.
  • Chuẩn bị bài mới Bài 9 - An toàn trên không gian mạng.

 

Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án tin học 10 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay