Giáo án và PPT Công dân 7 cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá. Thuộc chương trình Giáo dục công dân 7 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công dân 7 cánh diều
BÀI 2: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và kể về những di sản văn hoá mà các em quan sát thâý.
https://www.youtube.com/watch?v=zPNwxreBE0Y
- GV liệt kê những di sản văn hoá mà HS nêu đúng, loại bỏ những cái tên mà HS nếu chưa đúng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu “Thế nào là di sản văn hoá?”
+ Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn:
a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó?
b) Theo em, di sản văn hoá là gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Hoạt động 2. Phân loại di sản văn hoá
Trao đổi, thảo luận nhóm (nhóm hs) theo kĩ thuật khăn trải bàn hai câu hỏi trong SGK trang 10.
a) Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các di sản văn hoá trong các sự kiện trên
b) Theo em, di sản văn hoá có thể được chia thành những loại nào? Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về các loại di sản văn hóa đó.
Sản phẩm dự kiến:
- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Hoạt động 3. Quan sát hình ảnh, nhận biết các loại di sản văn hoá
Thảo luận theo nhóm cặp đôi, nêu được di sản nào là di tích lịch sử; danh lam thắng cảnh; di vật, bảo vật quốc gia; di sản văn hoá phi vật thể. Giải thích vì sao.
Sản phẩm dự kiến:
+ Hình ảnh 1: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di thủ lịch sử – văn hoá, vì đây là công trình có giá trị lịch sử – văn hoá to lớn đối với đất nước, là nơi thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
+ Hình ảnh 2: Trống đồng Ngọc Lũ là cổ vật quốc gia, vì đây là hiện vật quý của đất nước, được lưu truyền lại từ 2 500 năm trước đây, có giá trị đặc biệt quý hiểm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ Hình ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, vì đây là cảnh quan thiên nhiên kì thú, có từ hàng triệu năm trước đây.
+ Hình ảnh 4: Không gian Văn hoá Công chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hoả phi vật thể, vì đây là sản phẩm tinh thần, không gian văn hoá gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, có giá trị lịch sử, văn hoá, thể hiện bản sắc của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức trình diễn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nào không nói về di sản văn hoá của Việt Nam?
A. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
B. Cổ Loa là đất Đế Kinh/ Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây.
C. Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn.
D. Anh về học lấy chữ hương/ Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Câu 2. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được gọi dưới cái tên khác là?
A. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Gần nhà K có một ngôi chùa cổ lâu đời, chùa có rất nhiều cổ vật có giá trị cao. Một lần khi đi học về muộn, K phát hiện một nhóm người lén lút trèo qua tường chùa ở một góc vắng. Theo em, K nên làm gì trong trường hợp này?
Câu 2: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hoá ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:
– Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hoá.
– Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với quê hương, đất nước.
– Tình hình giữ gìn, bảo tồn và hát huy giá trị của di sản văn hoá.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công dân 7 cánh diều