Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 1, 2, 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1, 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1 + 2 + 3

 

Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm?

  • A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
  • C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
  • D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

  • A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
  • B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
  • C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
  • D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 3: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?

  • A. Di sản.
  • B. Di sản văn hóa.
  • C. Di sản văn hóa vật thể.
  • D. Di sản văn hóa phi vật thể.    

Câu 4: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

  • A. Di sản.
  • B. Di sản văn hóa.
  • C. Di sản văn hóa vật thể.
  • D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 5: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

  • A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
  • D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

 

Câu 6: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống hiếu thảo.
  • C. Truyền thống.
  • D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 7: Đâu không phải là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam?

  • A.   Nghệ thuật múa rối nước.
  • B.   Phố cổ Hội An.
  • C.   Hát ca trù.
  • D.   Hát xoan

Câu 8: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”

  • A.   Truyền thống cần cù lao động.
  • B.   Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
  • C.   Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
  • D.   Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Quê hương Lâm được mệnh danh là mảnh đất anh hùng trong thời kháng chiến chống Mĩ. Lâm rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bản đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của mình. Khách du lịch đến mua hàng ai cũng hài lòng về sự phong phú, tỉnh xảo của hàng hoá, sự tiếp đón niềm nở, tận tình, chiều khách của người bán hàng, đặc biệt là được nghe những câu chuyện lịch sử thú vị gắn với sự ra đời và giá trị văn hoá của những món đồ lưu niệm xinh xắn mà họ mua được. Truyền thống nào của quê hương Lâm được nêu trên?

  • A. Truyền thống cách mạng, lịch sử, đoàn kết, yêu nước.
  • B. Truyền thống nhân nghĩa.
  • C. Truyền thống nhớ về cội nguồn.
  • D. Truyền thống hiếu học.

Câu 10: Đại dịch Covid - 19 vừa mới qua đi, bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước đã vận động vật chất, của cải để trao những món quà nghĩa tình tới người dân vùng lũ, cứu trợ đồng bào vượt qua khó khăn hiện tại. Em hãy cho biết hành động trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Truyền thống cần cù, lao động.
  • B. Truyền thống lịch sử, cách mạng.
  • C. Truyền thống tương thân, tương ái.
  • D. Truyền thống hiếu học.

Câu 11: Một số nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam như:

  • A.   Sản xuất và xuất khẩu lúa mì.
  • B.   Làm nón lá, làm chiếu cói, làm mây tre đan.
  • C.   Hát xoan.
  • D.   Ca trù.

Câu 12: Vy ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè trên thế giới về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. Để thực hiện ước mơ, Vy luôn chăm chỉ học tập và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hoá của quê hương mình. Em có nhận xét gì về bạn Vy?

  • A. Vy là người có niềm tự hào đối với truyền thống quê hương của mình, có ý thức gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của quê hương.
  • B. Vy là người có ý chí, cầu tiền trong cuộc sống.
  • C. Vy là người có định hướng rõ ràng, có niềm tin vào cuộc sống.
  • D. Vy là người người có ước mơ, có hoài bão.

 

Câu 13: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá ?

    A. Tham quan di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.

     B. Buôn bán cổ vật quốc gia.

     C. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền.

     D. Giao cổ vật do mình tìm thấy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân có các quyền gì đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

  • A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá ;
  • B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ;
  • C. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá ;
  • D. Cả hai phương án A, C đều đúng.

Câu 15: Tổ chức, cá nhân có các nghĩa vụ gì đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc theo quy định của pháp luật ?

  • A.   Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh ; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất ;
  • B.   Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ;
  • C.   Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
  • D.   Tất cả các phương ánh trên.

Câu 16: Tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện hành?

  • A.   Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá ;
  • B.   Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá.
  • C.   Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa.
  • D.   Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng của:

  • A.   ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên.
  • B.   Tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.
  • C.   Niềm vui, sự chào đón đối với khách đến nhà.
  • D.   Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 18: Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây ?

  • A.   Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • B.   Chuyển giao di sản văn hoá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
  • C.   Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • D.   Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

 

Câu 19: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

 A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người.

 B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.

 C. Vất vả hơn so với những người khác.

 D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng.

Câu 20: Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A.   Trách nhiệm của học sinh.
  • B.   Học tập tự giác, tích cực.
  • C.   Cần cù lao động.
  • D.   Tinh thần hiếu học.

Câu 21: Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:

  • A.   Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở.
  • B.   Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.
  • C.   Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.
  • D.   Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 22: Điền vào chỗ trống sau: “Học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chìa khoá chung để dẫn đến.......”

  • A.   Thành công.
  • B.   Hạnh phúc.
  • C.   Yêu thương.
  • D.   Sự tự chủ tài chính.

Câu 23: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

  • A. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
  • C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
  • D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu

Câu 24: Theo em, những giá trị văn hoá nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hoá ?

  • A.   Nhã nhạc cung đình Huế ( Thừa Thiên Huế ).
  • B.   Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc ( Hà Nội ).
  • C.   Khu di tích văn hoá Óc Eo ( An Giang ).
  • D.   Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm nào?

  • A.   1993.
  • B.   1999.
  • C.   2008.
  • D.   2013.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay