Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm tài nguyên rừng nước ta?

Trả lời:

- Năm 1943 nước ta có 14,3 triệu ha rừng nhưng sau đó bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay, rừng ở nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, tỉ lệ che phủ rừng có xu hướng tăng, cao hơn mức trung bình thế giới là 31% (năm 2021), tạo thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

Câu 2: Khí hậu nước ta có những thế mạnh gì đối với phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy cho biết đặc điểm địa hình và đẩt ở nước ta?

Trả lời:

Câu 4: Nêu những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

Câu 5: Nước ta có những chính sách gì để phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

Câu 6: Nguồn lao động nước ta có thế mạnh gì đối với hoạt động lâm nghiệp?

Trả lời:

Câu 7: Nêu thế mạnh của khoa học – công nghệ đối với phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

Câu 8: Sự phát triển của các ngành kinh tế có tác động gì?

Trả lời:

Câu 9: Nêu những hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta?

Trả lời:

- Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng phổ biến như sử dụng ảnh viễn thám, thiết bị bay không người lái để theo dõi sự thay đổi về diện tích rừng,... Hoạt động khai thác, chế biến lâm sản đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất: công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản,...

- Hoạt động lâm nghiệp ở nước ta khá đa dạng gồm lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng); khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

a) Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng

+ Việt Nam có khoảng 4,6 triệu ha rừng trồng (năm 2021), trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ. 

+ Năm 2021, cả nước trồng mới gần 0,3 triệu ha rừng, tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.

+ Tuy nhiên, mỗi năm nước ta vẫn có hàng nghìn ha rừng bị cháy hoặc bị khai thác trái phép.

+ Công tác bảo vệ rừng đang được quan tâm, triển khai khắp cả nước, nhất là bảo vệ rừng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.

b) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Năm 2021, nước ta khai thác khoảng 18,9 triệu m³ gỗ. Sản lượng gỗ khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định (riêng 4 tỉnh này chiếm 36,3% sản lượng gỗ khai thác cả nước). 

+ Các sản phẩm quan trọng là gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán,... được đưa vào nhà máy để tiến hành chế biến. 

+ Công nghiệp sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; công nghiệp sản xuất bột giấy, giấy và bìa đang phát triển ở nước ta. 

+ Các cơ sở lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),...

Câu 2: Phân tích vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển ngành thủy sản ở nước ta?

Trả lời:

Câu 4: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển ngành thủy sản ở nước ta?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Chứng minh cơ cấu ngành thủy sản nước ta có sự chuyển dịch?

Trả lời:

Cơ cấu ngành thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo. Giảm dần tỉ trọng giá trị và sản lượng từ khai thác thuỷ sản, tăng tỉ trọng giá trị và sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản.

- Nuôi trồng thuỷ sản:

+ Sản phẩm nuôi trồng đa dạng, chiếm ưu thế là cá và tôm. 

+ Trong đó, nuôi cá tra phát triển theo hướng bền vững, tăng diện tích và sản lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường.

+ Phát triển nuôi tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và an toàn sinh học, tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khai thác thuỷ sản: tăng cường khai thác thuỷ sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng cơ cấu tàu thuyền, tổ chức hoạt động khai thác thuỷ sản hợp lí gắn với phát triển sinh kế.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Lập bảng thể hiện tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta?

Trả lời:

 

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Tình hình phát triển 

- Sản lượng thuỷ sản khai thác ở nước ta tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác là 2,9 triệu tấn (năm 2021).

- Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đẩy mạnh khai thác xa bờ, hiện đại hoá đội tàu thuyền, ngư cụ, đặc biệt chú ý đến truy xuất nguồn gốc khai thác và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để mang lại hiệu quả cao.

- Nước ta có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó quan trọng nhất là nuôi cá và nuôi tôm. 

- Nhờ cải tiến kĩ thuật từ quảng canh sang thâm canh và áp dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào nuôi trồng nên sản lượng, chất lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta tăng lên nhanh chóng.

- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, đạt 1 triệu tấn (năm 2021).

- Nghề nuôi cá cũng phát triển mạnh, đạt 3,3 triệu tấn (năm 2021).

Phân bố - Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thuỷ sản khai thác là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau,...

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước, trong đó chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu là những tỉnh có sản lượng tôm nuôi cao nhất cả nước.

- Nghề nuôi cá tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ có sản lượng cá nuôi dẫn đầu cả nước.

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay