Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo Bản 1
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo Bản 1. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm 7 bản 1 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tuần 1 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 1, 2, 3 chủ đề 1
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống
- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.
- Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.
- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
- Trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
- Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ 3 sgk
- Thực hiện nhiệm vụ trong sgk, sbt trước khi đến lớp
- Thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành thói quen tốt với bản thân; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
- Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề thông qua bài hát, ví dụ. GV định hướng nội dung cho HS.
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các thói quen hằng ngày của học sinh. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thói quen thì đội đó giành được chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi, hào hứng xung phong tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, kết hợp với quan sát tranh chủ đề thảo luận và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp trong chủ đề?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, giảng giải: Cuộc sống của bạn có trở nên khoa học, thuận lợi hay không một phần là do thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Bạn được yêu mến, tôn trọng hay không là do thói quen ứng xử. Như vậy, thói quen có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng học cách rèn luyện thói quen tốt giúp phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói quen chưa tốt để khắc phục.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
- Mục tiêu: HS nhận ra được điểm mạnh và điểm còn hạn chế của bản thân
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm: HS biết nhận diện và chia sẻ cách khắc phục điểm yếu, điểm mạnh, biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân trong học tập và cuộc sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, kết luận.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về điểm mạnh mà mình tự hào nhất, điểm hạn chế mà mình mong muốn khắc phục nhất và chia sẻ lí do. - Tiếp theo, GV dán 2 tờ giấy A0 lên bảng và gọi lần lượt HS lên ghi điểm mạnh đáng tự hào và điểm hạn chế cần khắc phục của mỗi cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS bắt cặp, thảo luận và chia sẻ với nhau. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS lên bảng ghi vào giấy Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện GV tổng hợp kết quả và nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ trong nhóm về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, chia sẻ với các thành viên trong nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khuyến khích HS nhìn ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để từ đó có cách rèn luyện phù hợp. | I. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân - Điểm mạnh: ● Biết giải quyết vấn đề ● Kiên trì, không bỏ cuộc ● Tính kỷ luật cao ● Biết công nghệ thông tin… - Điểm yếu: ● Dễ nổi nóng, nổi cáu ● Ngại giao tiếp ● Không tự tin trước đám đông… => Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.
2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục Gợi ý: - Mình tự hào về khả năng thuyết trình của mình trước đám đông. - Mình mong muốn khắc phục thói quen ngủ dậy muộn
3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế Gợi ý: - Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng anh. Em quyết định phát huy điểm mạnh bằng cách: + Tìm và học thêm nhiều từ vựng + Luyện cách nghe, cách đọc tiếng anh lưu loát. + Xem phim, hoặc giao tiếp người nước ngoài… - Điểm hạn chế của em là bỏ bữa sáng, em khắc phục hạn chế đó bằng cách: + Ghi vào giấy nhớ, dán vào vị trí nơi em thấy hàng ngày. + Lập ra những món tốt cho bữa sáng mà mình yêu thích. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 8: TÌM HIỂU CÁC NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Khám phá một số nghề hiện có và nghề đặc trưng
- Liệt kê một số nghề truyền thống ở địa phương?
- Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?
- Nghề nào thường được làm ở vùng núi?
- Nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề đặc trưng ở địa phương em?
2. Khám phá công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương
- Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?
- Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?
- Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?
- Đâu là công việc đặc trưng của nghề điêu khắc, đá mỹ nghệ?
- Trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề điều khắc đá mỹ nghệ là gì?
- Đâu không phải là công việc đặc trưng của nghề nuôi trồng thủy sản?
3. Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương
- Nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản là gì?
- Nguy hiểm của nghề thợ điện là gì?
- Nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề đóng tàu, đi biển là gì?
- Khi sử dụng và tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, lập trình viên có thể gặp những rủi ro hay nguy hiểm nào?
4. Giữ an toàn khi làm nghề
- Để đảm bảo an toàn trong lao động, chúng ta cần làm gì?
- Theo em, nghề nào không cần giữ an toàn khi làm nghề?
- Là một học sinh, em có thể làm gì để giúp người dân địa phương giữ an toàn khi làm nghề?
5. Tuyên truyền về nghề ở địa phương
- Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả cho việc tuyên truyền, chúng ta cần làm gì?
- Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được gì?
- Em có thể tuyên truyền nghề ở địa phương qua những phương tiện nào?
- Khi sưu tầm về các nghề ở địa phương để chuẩn bị cho buổi tuyên truyền, đâu không phải là nội dung cần thiết và bắt buộc phải tìm hiểu?
- Theo em, lợi ích của việc tuyên truyền về nghề ở địa phương là gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 bản 1 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN
Tuần 1 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 1, 2, 3 chủ đề 1
Nhiệm vụ 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em khi ở gia đình và ở trường.
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Điểm mạnh của bản thân được hiểu như thế nào?
A. Là những điều mình mong muốn sẽ đạt được trong tương lai về mặt yếu tố, kỹ năng, trình độ hoặc kinh nghiệm.
B. Là những điều mình mong muốn sẽ đạt được trong tương lai về mặt về đạo đức, phẩm chất.
C. Là những điểm tốt, điểm hay hoặc thế mạnh của bản thân về mặt yếu tố kỹ năng, trình độ hoặc kinh nghiệm.
D. Là những điểm tốt, điểm hay hoặc thế mạnh của bản thân về mặt về đạo đức, phẩm chất.
Câu 2: Đâu không phải là điểm mạnh của bản thân mà chúng ta nên rèn luyện?
A. Biết giải quyết vấn đề.
B. Dễ nổi nóng, nổi cáu.
C. Tính ký luật cao.
D. Biết công nghệ thông tin.
Câu 3: Biết giải quyết vấn đề giúp chúng ta như thế nào?
A. Giúp chúng ta có được sự tự tin trong cuộc sống.
B. Giúp chúng ta có được sự bình tĩnh trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
C. Giúp chúng ta đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là câu thành ngữ, tục ngữ với về đức tính kiên trì, không bỏ cuộc.
A. Có chí thì nên.
B. Uống nhớ nước nguồn.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Đói cho sạch rách cho thơm.
Câu 5: Để phát huy điểm mạnh, cần phải rèn luyện như thế nào?
A. Biết sửa chữa và tiếp thu ý kiến của mọi người.
B. Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan.
C. Biết đặt mục tiêu phù hợp với bản thân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đâu là yếu điểm khiến bản thân con người khó phát triển là gì?
A. Thật thà.
B. Chăm chỉ.
C. Ích kỉ.
D. Nghiêm túc.
Câu 7: Đâu là hạn chế trong học tập mà chúng ta cần thay đổi?
A. Quay cóp trong giờ học.
B. Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.
C. Tìm hiểu trước các kiến thức chuẩn bị học.
D. Tập trung lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
Câu 8: Để hạn chế các yếu điểm của bản thân, chúng ta nên thay đổi thói quen xấu như thế nào?
A. Sinh hoạt hợp lí, khoa học
B. Luôn suy nghĩ tích cực.
C. Lên kế hoạch cho những dự định trong tương lai.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Đâu là thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ con người?
A. Tập thể dục thường xuyên.
B. Quan tâm đến những người xung quanh.
C. Bỏ bữa sáng.
D. Ngủ đủ giấc.
Câu 10: Kiểm soát cảm xúc của bản thân là gì?
A. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong những cuộc hội họp, vui chơi.
B. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù tiêu cực.
C. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong môi trường học tập.
D. Kiểm soát, làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trước những người lớn tuổi hơn mình.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến học tập?
A. Mất sự hứng thú và hào hứng trong học tập.
B. Luôn có cảm giác chán nản, bi quan và giảm khả năng tập trung.
C. Gây sự ngột ngạt và mất ổn định trong tâm lý.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là thói quen xấu để bản thân dễ mất kiểm soát?
A. Hay suy nghĩ tiêu cực, so sánh bản thân với mọi người xung quanh.
B. Luôn tươi cười, hoà đồng với tất cả mọi người.
C. Luôn suy nghĩ tích cực, có những hành động giúp đỡ mọi người xung quanh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải là sự tích cực trong cuộc sống?
A. Tham gia các hoạt động từ thiện, ủng hộ sách vở, quần áo cho nhưng người nghèo.
B. Thay bố mẹ giảng dạy, hướng dẫn các em học bài.
C. Lấy trộm đồ dùng học tập của các bạn cùng lớp.
D. Làm các món quà thủ công để tặng các người thân dịp sinh nhật.
Câu 4: Những thói quen nào tạo nên sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
A. Dọn dẹp giường ngủ mỗi ngày.
B. Sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập khoa học.
C. Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu không phải là việc làm đúng để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng?
A. Lau dọn đồ đạc hằng tuần.
B. Vứt rác bừa bãi dưới các gốc cây.
C. Gấp quần áo gọn gàng.
D. Rủa bát sau mỗi bữa cơm.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Không gian gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ có tác động như thế nào đối với tâm trạng?
A. Tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ.
B. Dễ tập trung hơn trong công việc.
C. Suy nghĩ tích cực hơn trong mọi vấn đề.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là lợi ích của việc giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
A. Gây mất thời gian của bản thân.
B. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm đồ đạc.
C. Khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải là việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng ở trường học?
A. Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
B. Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng.
C. Mang đồ dùng của lớp học về nhà.
D. Để đồ dùng lớp học đúng nơi quy định.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là lợi ích của việc dọn dẹp không gian phòng ngủ?
A. Làm mất thời gian học tập của bản thân.
B. Giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
C. Làm tăng năng lượng tích cực.
D. Làm giảm bớt lo lắng và căng thẳng.
Câu 2: Các bài học xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp – an toàn đem lại lợi ích gì cho học sinh?
A. Nâng cao ý thức vệ sinh môi trường.
B. Tạo cảnh quan gần gũi – thân thiện.
C. Tạo không khí học tập trong lành.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. ĐÁP ÁN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
1. C | 2. B | 3. D | 4. A | 5. D | 6. C | 7. A | 8. D | 9. C | 10. B |
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
1. D | 2. A | 3. C | 4. D | 5. B |
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
1. D | 2. B | 3. C |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân, soạn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân