Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1:Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly bao gồm bước nào?
A. Cấy ghép tế bào gốc vào tử cung của động vật mang thai hộ.
B. Lấy tế bào tuyến vú và dung hợp với tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
C. Chuyển gene vào tế bào để tạo giống mới.
D. Nhân giống cây trồng không có hạt.
Câu 2: Tính toàn năng của tế bào là gì?
A. Khả năng tế bào phân chia và phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.
B. Khả năng tế bào sinh dưỡng phát triển thành tế bào mới.
C. Khả năng tế bào phát triển thành mô sẹo hoặc tế bào gốc.
D. Khả năng tế bào tạo ra các đặc tính di truyền mới.
Câu 3: Biệt hóa tế bào là gì?
A. Quá trình tế bào trở nên ít chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
B. Quá trình tế bào phát triển thành mô sẹo hoặc tế bào gốc.
C. Quá trình tế bào chuyển thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
D. Quá trình tế bào biến thành các tế bào có khả năng sinh sản.
Câu 4: Nhân bản vô tính động vật là gì?
A. Là quá trình tạo ra một cá thể hoàn toàn giống nhau từ tế bào sinh dưỡng ban đầu.
B. Là quá trình tạo ra các mô từ tế bào gốc.
C. Là quá trình tạo ra giống cây trồng mới từ tế bào thực vật.
D. Là quá trình chuyển gene vào tế bào động vật.
Câu 5: Sinh trưởng ở vi sinh vật được hiểu là gì?
A. Sự gia tăng kích thước của vi sinh vật
B. Sự gia tăng số lượng cá thể trong quần thể vi sinh vật
C. Sự gia tăng khối lượng tế bào của vi sinh vật
D. Sự sinh sản của vi sinh vật
Câu 6: Truyền tin giữa các tế bào là
A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
Câu 7: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp
A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.
B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.
D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
Câu 8: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm
A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.
B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.
Câu 9: Chu kì tế bào là
A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.
C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.
D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?
A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.
B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.
C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.
D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau
Câu 11: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là
A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M.
B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.
C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.
D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.
Câu 12: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 13: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua
A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
Câu 14: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể
A. đơn bội (n).
B. lưỡng bội (2n).
C. tam bội (3n).
D. tứ bội (4n).
Câu 15: Để quan sát hoạt động của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân cần sử dụng cụ nào sau đây?
A. Kính hiển vi.
B. Kính lúp.
C. Kính viễn vọng.
D. Kính thiên văn.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................