Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tiếng việt 5 kết nối

 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. 

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thanh âm của gió. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.

  • Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó. 

  • Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng những chi tiết sáng tạo.

  • Có ý thức quan sát, khám phá thế giới xung quanh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Đồ dùng dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

          TIẾT 1- 2: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số trò chơi và hoạt động ngoài trời của các bạn nhỏ: 

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. 

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những câu đối thoại giữa các nhân vật, sự ngạc nhiên, thích thú đúng với nhân vật là các bạn nhỏ.

- GV mời HS đọc phân vai.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lấp lánh, thỉnh thoảng, thung lũng, tha thẩn… 

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài. Ví dụ:

  • Suối nhỏ,/ nước trong vắt,/ nắng chiếu xuống đáy làm cát,/ sỏi ánh lên lấp lánh.

  • Chiều về,/ đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

+ Nhấn giọng ở một số câu thoại thể hiện cảm xúc hào hứng, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có sự kì lạ. Ví dụ:

  • Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.

  • Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm.

  • Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui…”.

  • Gió nói “đói, đói, đói…rồi”….

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS phân vai và luyện đọc cùng nhau.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. 

- GV mời 5 HS đọc phân vai tương ứng với 5 nhân vật: tôi, Bống, Văn, Thành, Điệp.

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. 

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của gió. 

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời. 

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cỏ gần nước tươi tốt…Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng…Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối…

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn nhỏ thích trò chơi đó?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Em Bống phát hiện ra khi bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe được âm thnah tiếng gió rất khác lạ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, khuyến khích HS tự nêu lên ý kiến của mình. 

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Đáp án C. 

+ GV bổ sung: Người bố hiểu rằng đó chỉ là tiếng gió bình thường nhưng bố vẫn thể hiện sự hào hứng, thích thú bởi trò chơi ấy xuất phát từ sự hồn nhiên và trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn trẻ thơ. 

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt ta nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

+ GV nêu câu trả lời gợi ý cho HS: Nếu cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, điều em nghe thấy có thể là: vút vút vút…, bay bay bay…, tiếng gió cười hí hí hí…tùy vào tưởng tượng của các em.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS nghe âm thanh gió trong thực tế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+Trong cuộc sống, em có thường lắng tai nghe tiếng gió thổi không? 

+ Cảm nhận của em về tiếng gió trong thực tế có giống như trong câu chuyện Thanh âm của gió không?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện Thanh âm của gió, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của các bạn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn rất phong phú và thú vị, là chìa khóa để trẻ em tiến đến và khám phá thế giới xung quanh với tất cả những ngây thơ, hồn nhiên nhất. Các em hãy luôn phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân nhé!

Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của gió. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp: 

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. 

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. 

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài. 

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.

Câu 1: Đâu không phải câu văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

B. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi.

C. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi.

D. Chiều về, trời chợt đổ cơn mưa tầm tã nhưng đàn trâu no cỏ vẫn đằm mình dưới suối.

Câu 2: Em Bống phát hiện ra trò chơi gì rất thú vị?

A. Chạy thật nhanh sẽ nghe thấy tiếng gió thổi rất hay.

B. Bịt mắt lại, im lặng và lắng nghe sẽ thấy âm thanh tiếng gió rất hay.

C. Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe tiếng gió thôi lạ lắm.

D. Đứng im một chỗ và nhắm mắt lại lắng nghe sẽ thấy tiếng gió lạ lắm.

Câu 3: Có những nhân vật nào xuất hiện trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Bống, Điệp, Thành.

B. Nhân vật “tôi”, Bống, Điệp.

C. Bống, nhân vật “tôi”, Điệp, Thành, văn.

D. Nhân vật “tôi” và Bống.

Câu 4: Âm thanh mỗi bạn nghe được có đặc điểm gì?

A. Mỗi bạn lại nghe thấy một thanh âm khác nhau.

B. Các bạn nhỏ không nghe thấy âm thanh gì.

C. Các bạn đều nghe thấy âm thanh gió nói “vui, vui, vui…”

D. Các bạn nhỏ nghe được hai âm thanh là “cười, cười, cười…” và “đói, đói, đói…”.

Câu 5: Gió trong bài đọc Thanh âm của gió được nhắc đến với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Điệp từ.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. D

2. C

3. C

4. A

5. B

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.10.



 

- HS quan sát hình ảnh. 
















 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 




















 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. 

- HS đọc SGK. 

- HS làm việc theo hướng dẫn.













 

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. 

- HS luyện đọc. 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 






 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 



 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS đọc câu hỏi. 






 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 




 

- HS đọc câu hỏi. 




 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 



 

- HS lắng nghe câu hỏi.








 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.








 

- HS làm việc theo hướng dẫn. 

- HS đọc bài. 

- HS lắng nghe, tiếp thu.



 

- HS tham gia trò chơi.



































 

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe,

- HS quan sát, tiếp thu.



 

- HS lắng nghe, tiếp thu.




 

- HS lắng nghe, thực hiện.



 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

1. ĐỌC

Khởi động: Học sinh trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời

Học sinh đọc văn bản: Thanh âm của gió

Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả như thế nào?

Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?

Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của các em.

Câu 4: Tưởng tượng em cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

* Học sinh sau bài học trả lời các câu hỏi nhanh sau:

Cảnh vật được miêu tả ở đoạn văn đầu tiên như thế nào?

Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì?

Các bạn nghe tiếng gió khi đi đâu?

Văn nghe thấy tiếng gió như thế nào?

Thành phát hiện ra điều gì khi bịt tai nghe tiếng gió?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI

Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 2: CÁNH ĐỒNG HOA

ĐỌC: CÁNH ĐỒNG HOA

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Cánh đồng hoa có những nhân vật nào?

A. Ja Ka, Mư Hoa.

B. Ja Prok, Mư Nhơ.

C. Mư Hoa, Mư Nhơ.

D. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok, Mư Nhơ.

Câu 2: Các bạn nhỏ thường rủ nhau vui chơi ở đâu?

A. Ở một bãi đất trống.

B. Ở một con suối nhỏ.

C. Ở một đồng cỏ khá rộng phía đầu làng.

D. Ở một đồng cỏ khá rộng phía cuối làng.

 

Câu 3: Khi đi chơi, Ja Ka luôn đem theo thứ gì?

A. Một chiếc trống nhỏ.

B. Một cuốn sách.

C. Một cây sáo trúc.

D. Một chiếc đàn ghi ta.

 

Câu 4: Gần đây, trên đồng cỏ xuất hiện điều gì?

A. Một ngôi nhà mới.

B. Một đống cát lớn.

C. Một bãi rác bốc mùi khó chịu.

D. Một chiếc xe chở hàng.

 

Câu 5: Mư Nhơ thở dài vì lo lắng điều gì?

A. Lo lắng đồng cỏ biến thành bãi rác.

B. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành khu công nghiệp.

C. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành một hồ nước.

D. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành khu vui chơi.

 

Câu 6: Các bạn nhỏ có ý tưởng gì để bảo vệ đồng cỏ?

A. Các bạn nhỏ sẽ đi thu dọn rác mỗi ngày.

B. Các bạn nhỏ sẽ biến đồng cỏ thành cánh đồng hoa.

C. Các bạn nhỏ sẽ đi tuyên truyền mọi người không được vứt rác ra đồng cỏ.

D. Các bạn nhỏ sẽ không cho ai vào đồng cỏ nữa.

 

Câu 7: Các cô bác trong làng đã phản ứng như thế nào trước ý tưởng của các bạn nhỏ?

A. Các cô bác phản đối.

B. Các cô bác đã hưởng ứng nhiệt tình.

C. Các cô bác không vui vì ý tưởng đó.

D. Các cô bác chỉ cho các bạn nhỏ trồng hoa một góc nhỏ ở đồng cỏ.

 

Câu 8: Mọi người đã làm những công việc gì để thực hiện ý tưởng đó?

A. Mọi người dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây, tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu.

B. Mọi người trồng hoa, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước.

C. Mọi người mua hạt giống, xới đất, trồng cây.

D. Mọi người thu dọn rác, gieo hạt, xới đất, tưới nước.

 

Câu 9: Ba tháng sau, các bạn nhỏ đã có những thành quả nào?

A. Hạt giống và cây trồng bị hỏng, không thể phát triển được.

B. Hoa đua nhau khoe sắc, không còn ai đến đây đổ rác nữa.

C. Hoa bị héo do thiếu nước.

D. Hoa đua nhau khoe sắc, nhưng mọi người vẫn đến đây đổ rác.

 

Câu 10: Ngôi làng đã thay đổi như thế nào kể từ khi có cánh đồng hoa?

A. Ngôi làng vẫn yên bình, vắng vẻ như trước.

B. Ngôi làng không còn ai ghé thăm nữa.

C. Ngôi làng trở nên nổi tiếng, nhiều khách tham quan ghé thăm.

D. Ngôi làng bị di dời đi chỗ khác.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao các bạn nhỏ buồn rầu khi mọi người mang rác ra đồng cỏ?

A. Các bạn nhỏ lo lắng sẽ không còn chỗ chơi nữa.

B. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành bãi rác.

C. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành bãi rác và sẽ không còn chỗ vui chơi nữa.

D. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến mất hoàn toàn.

 

Câu 2: Các bạn nhỏ đã tưởng tượng bầu trời như thế nào?

A. Bầu trời như một vườn hoa: cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây là hoa cúc trắng… 

B. Bầu trời như một chiếc gương khổng lồ, trong veo và cao xanh.

C. Bầu trời như một tấm thảm màu xanh.

D. Bầu trời như một vườn hoa ngũ sắc, đám mây là hoa cúc trắng.

 

Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ cho rằng nếu biến đồng cỏ thành vườn hoa thì sẽ không ai đến đổ rác nữa?

A. Vì mọi người sẽ nghĩ cánh đồng hoa đã có chủ.

B. Vì mọi người đều yêu hoa.

C. Vì mọi người sợ các bạn nhỏ buồn.

D. Vì các bạn nhỏ cho rằng mọi người không nỡ lấy cánh đồng hoa đẹp làm chỗ đổ rác.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI

Bộ đề Tiếng việt 5 kết nối biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:   ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách



 

  1. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

 

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Khói hình nấm là tai họa đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

(Định Hải)

Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?

A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.

C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh

Câu 2 (0,5 điểm).  Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?

A. Bom H, bom A

B. Khói hình nấm, bom H, bom A.

C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.

D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ

Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?

“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…

B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.

C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.

D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất

Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.

B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.

C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.

D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GHK1 (2024-2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…

- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.

- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.

B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về người bà mà em yêu thương.

- Cảm nhận của em về người bà.

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Tả  ngoại hình:

   + Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi?

+ Dáng người, màu tóc của bà như thế nào?

+ Khuân mặt, làn da của bà ra sao?

+ Bà thường hay mặc quần áo như thế nào?

- Tính cách của bà:

+ Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không?

+ Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…)

+ Bà chăm lo cho gia đình như thế nào?

+ Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao?

- Kỉ niệm của em với bà:

+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà.

+ Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất?

+ Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại.

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu lên tình cảm của em với bà.

- Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,5 điểm






















 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 550k
  • Giáo án Powerpoint: 650k
  • Trọn bộ word + PPT: 1150k

=> Chỉ gửi trước 200k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: 2 đến 3 bài
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ tiếng Việt 5 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint tiếng Việt 5 kết nối, soạn tiếng Việt 5 kết nối

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay