Giáo án kì 2 tiếng việt 5 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm tiếng việt 5 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tiếng hát của người đá
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Câu đơn và câu ghép
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 2: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 2: Đọc mở rộng (Tập 2)
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Hạt gạo làng ta
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Cách nối các vế câu ghép
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Lập dàn ý cho bài văn tả người
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Nói và nghe Nét đẹp học đường
- ……………….
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 28: Giờ Trái Đất
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 28: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 28: Nói và nghe Trải nghiệm ngày hè
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 29: Điện thoại di động
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 29: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 29: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 30: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 30: Đọc mở rộng (Tập 2)
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài Ôn tập và Đánh giá cuối năm học (Tiết 1 + 2)
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài Ôn tập và Đánh giá cuối năm học (Tiết 3 + 4)
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài Ôn tập và Đánh giá cuối năm học (Tiết 5)
- Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài Ôn tập và Đánh giá cuối năm học (Tiết 6 + 7)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 5: GIỎ HOA THÁNG NĂM
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ và đọc diễn cảm bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng; biết ngắt, nghỉ hơi theo chỉ dẫn của dấu câu.
Nhận biết được chủ đề, nội dung, ý nghĩa của văn bản truyện. Nắm được ý chính của mỗi đoạn trong bài đọc. Hiểu được điều mà tác giả muốn nói qua bài đọc: Tình bạn là một phần đẹp đẽ của cuộc sống, cần hiểu đúng về tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn.
Biết viết các đoạn văn trong bài văn tả người, trong đó sử dụng những từ ngữ gợi tả, biện pháp so sánh,… để làm nổi bật đặc điểm của người được tả.
Biết cách nối các vế câu ghép bằng cặp kết từ và cặp từ hô ứng để vận dụng viết câu, vận dụng kiến thức đã học để viết câu, qua đó phát triển kĩ năng tạo lập văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Biết trân trọng tình bạn, biết chia sẻ, đồng cảm với những cảm xúc của bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh minh họa bài đọc.
Tranh, ảnh, video, bài thơ, bài văn,…về tình bạn.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về tình bạn:
- GV cho HS xem video Bài học cho tình bạn: https://www.youtube.com/watch?v=JIdoHKgQILI - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em với một người bạn. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Tôi có một người bạn đã chơi với nhau từ thời ấu thơ đó là Phương, chúng tôi lớn lên cùng nhau, chơi đùa, học tập với nhau và đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ. Kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên đó là khi tôi bị ngã xe. Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi mới là học sinh lớp 3, hai đứa học cùng lớp lại gần nhà nên thường rủ nhau đi học mỗi ngày. Hôm ấy như mọi ngày Phương đến nhà và rủ tôi đi học, chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ đang đi trên đường bỗng có một chiếc xe máy đi rất ẩu vừa nhanh lại lạng lách đánh võng. Tôi và Phương đã đi sát vào lề đường để tránh xa thế nhưng chiếc xe vẫn va vào xe của tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe lại lao nhanh chạy đi mà không thèm ngoảnh lại nhìn, tôi ngã lúc đó vừa đau lại vừa tức. Khi ấy Phương đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Cậu ấy tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận nhìn ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không. Khi thấy tôi bị đau liền đem xe gửi vào nhà bên đường rồi đèo tôi tới trường học, trên đường đi cậu ấy liên tục hỏi tôi "Cậu có đau lắm không?" rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế. Sự quan tâm ân cần của Phương khiến tôi rất xúc động, cậu ấy rất biết quan tâm và an ủi người khác, lại biết hy sinh vì người bạn của mình. Tôi cứ nhìn cậu ấy mà thầm cảm ơn vì mình có một người bạn tốt như vậy. Mỗi lần nhớ về kỉ niệm đó tôi lại cảm thấy Phương là một người bạn thật hiếm có, kỉ niệm đó đã giúp tôi hiểu hơn về người bạn của mình để từ đó biết yêu quý, trân trọng người bạn đó và gìn giữ tình bạn đẹp của chúng tôi. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.26, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Giỏ hoa tháng Năm là câu chuyện về tình bạn. Qua bài đọc này, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về tình bạn và biết giữ gìn quan hệ tốt đẹp mà các em đang có với những người bạn của mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện nhấn giọng các từ quan trọng. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc đúng và đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài; nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và nhấn giọng ở những từ quan trọng: + Luyện đọc một số từ khó: thỏa thích, rực rỡ, ba chân bốn cẳng,… + Luyện đọc nhấn giọng các từ: đáng mong chờ, vui đùa thỏa thích, bị bỏ rơi, tủi thân, òa khóc nức nở, bạn bè đích thực,… + Luyện đọc những câu dài: Với bọn trẻ chúng tôi,/ ngày lễ Mừng xuân vào tháng Năm/ luôn đáng mong chờ,/ bởi đó là dịp/ chúng tôi được vui đùa thoả thích.// Chúng tôi thường bí mật làm những giỏ hoa rực rỡ,/ đặt lên bậc thềm nhà người quen hoặc bạn bè,/ gõ cửa/ rồi ba chân bốn cẳng/ chạy trốn thật nhanh.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ngạc nhiên, thích thú”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “với một người bạn”. + Đoạn 3: Còn lại * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép khổ để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó: + lễ Mừng xuân: lễ truyền thống ở nhiều nước châu Âu và còn lưu giữ đến ngày nay, diễn ra vào tháng Năm – thời điểm muôn hoa đua nở. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Ngày lễ nào trong năm được các bạn nhỏ mong chờ? Việc làm nào trong ngày đó khiến các bạn thấy thú vị? + Câu 2: Bạn thân của Xu-di là ai? Vì sao Xu-di lại giận người bạn thân của mình? + Câu 3: Việc Xu-di vẫn quyết định tặng bạn giỏ hoa với nhiều bông màu vàng mà bạn yêu thích thể hiện điều gì? + Câu 4: Người bạn của Xu-di đón nhận giỏ hoa như thế nào? Theo em, Xu-di có cảm nghĩ gì trước cử chỉ, lời nói của bạn lúc nhận giỏ hoa? + Câu 5: Đoạn kết của câu chuyện muốn nói điều gì? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Ngày lễ được các bạn nhỏ mong chờ là ngày lễ Mừng xuân vào tháng Năm. Các bạn thường bí mật làm những giỏ hoa rực rỡ, đặt lên bậc thềm nhà người quen hoặc bạn bè, gõ cửa rồi ba chân bốn cẳng chạy trốn thật nhanh, hồi hộp theo dõi chủ nhà có cảm xúc như thế nào trước món quà đó. + Câu 2: Bạn thân của Xu-di là Pam. Xu-di giận người bạn thân của mình vì có một gia đình mới dọn đến thị trấn của hai người và Pam đã kết thân với con gái của gia đình đó, thời gian Pam dành cho Xu-di không còn nhiều như trước, Xu-di cảm thấy như bị bỏ rơi. + Câu 3: Việc Xu-di vẫn quyết định tặng bạn giỏ hoa với nhiều bông màu vàng mà bạn yêu thích cho thấy Xu-di rất yêu quý Pam và hiểu sở thích của bạn. + Câu 4: Pam nâng giỏ hoa lên, dịu dàng áp mặt vào những bông hoa và nói to như để Xu-di nghe được:“Cảm ơn Xu-di, hi vọng cậu không còn giận mình!”. Chắc hẳn là Xu-di rất cảm động trước cử chỉ, lời nói của Pam lúc nhận giỏ hoa. + Câu 5: Đoạn kết của câu chuyện muốn nói: đã là bạn bè đích thực luôn có sự gắn bó thân thiết, chân thành, luôn ở bên nhau, luôn quan tâm đến nhau, dù không ở cạnh nhau thường xuyên nhưng tấm lòng thì luôn hướng về nhau, luôn trân trọng và có vị trí nhất định trong lòng mỗi người. Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3, 4:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn 3 này: Giọng đọc tràn ngập niềm vui, hạnh phúc khi các bạn đã hiểu nhau. Cuối cùng, / tôi cũng quyết định tặng Pam một giỏ hoa. // Tôi chọn thật nhiều hoa màu vàng mà Pam yêu thích, / rồi nhờ chị tôi đem đến nhà bạn. // Từ chỗ nấp, / tôi thấy Pam nâng giỏ hoa lên,/ dịu dàng áp mặt vào những bông hoa /và nói to như để tôi nghe được:/ “Cảm ơn Xu-di,/ hi vọng cậu không còn giận mình!”.// Lần ấy tôi học được rằng là bạn bè đích thực, / ta sẽ đặt bạn trong tim/ nhưng không buộc họ luôn ở bên mình.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình. Câu 1: Nhân vật chính trong bài là ai? A. Bạn nam mới chuyển đến. B. Bạn nữ mới chuyển đến. C. Người mẹ. D. Xu-di. Câu 2: Tháng Năm trong bài được miêu tả như thế nào? A. Buồn bã và ảm đạm. B. Tươi vui và tràn đầy sức sống. C. Lạnh lẽo và cô đơn. D. Khô cằn và khắc nghiệt. Câu 3: Những bông hoa trong giỏ tượng trưng cho điều gì? A. Sức sống mãnh liệt. B. Tình bạn và kỷ niệm. C. Tình yêu đôi lứa. D. Những thành quả sau những khó khăn trải qua. Câu 4: Xu-di đã học được điều gì từ những kỉ niệm với bạn bè? A. Không cần quan tâm đến bạn bè. B. Phải luôn cạnh tranh với bạn bè. C. Tình bạn cần phải được giữ gìn. D. Tình bạn không quan trọng. Câu 5: Cuối bài đọc, cảm xúc của Xu-di là gì? A. Hạnh phúc và trân trọng. B. Buồn bã. C. Thất vọng. D. Không có cảm xúc. - GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Giỏ hoa tháng Năm, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câu – Cách nối các vế câu ghép (tiếp theo). |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS xem video
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tham gia trò chơi.
- HS chú ý lên màn hình.
- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có). - HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 14: ĐƯỜNG QUÊ ĐỒNG THÁP MƯỜI
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Đường quê Đồng Tháp Mười. Biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng, thể hiện cảm giác ngạc nhiên, thích thú trước không gian, nhịp sống có màu sắc riêng của vùng Đồng Tháp Mười; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
Nhận biết được hình ảnh thơ, thời gian và không gian được thể hiện trong bài thơ. Hiểu nghĩa của từ ngữ có sức gợi tả, cảm nhận được hình ảnh gợi lên vẻ đẹp riêng của cuộc sống và tâm hồn con người vùng Đồng Tháp Mười. Cuộc sống của họ gắn bó với sông nước, kênh rạch. Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Từ bao đời nay, người dân vùng Đồng Tháp Mười có cuộc sống, sinh hoạt, niềm vui mang màu sắc riêng của vùng sông nước.
Viết được chương trình hoạt động theo đúng yêu cầu, biết trình bày bảng biểu trong bản chương trình.
Đọc văn bản thông tin về di tích, lễ hội hoặc các sản vật độc đáo ở một địa phương, biết viết phiếu đọc sách và chia sẻ thông tin về nội dung đã đọc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong văn bản và trong đời sống.
Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, niềm tự hào về vẻ đẹp riêng của mỗi vùng miền trên đất nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh minh họa bài đọc, tranh ảnh và video về Đồng Tháp Mười.
Các PHT, phiếu đọc sách, tranh ảnh về một số di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo được nhắc tới nói tới trong các bài ca dao.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem 1 video ngắn Giới thiệu quê hương Đồng Tháp: https://www.youtube.com/watch?v=w14HaRcDhLE - GV cho HS xem một số tranh ảnh về Đồng Tháp Mười:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi cùng với bạn về những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp Mười: Đây là vùng đất trong lãnh thổ phía Nam nước ta. Trong chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong những chiến khu quan trọng. Đồng Tháp Mười có hệ sinh thái rừng tràm rộng lớn, đồng cỏ ngập nước, nhiều loài sen – súng và thực vật thuỷ sinh trong đầm lầy, kênh rạch… - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.66, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Đường quê Đồng Tháp Mười” đã gợi tả vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên và con người nơi đây. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu vẻ đẹp ấy được tác giả diễn tả như thế nào nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ một số câu thơ. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm xúc ngỡ ngàng, thú vị trước cuộc sống mang phong vị riêng của Đồng Tháp Mười,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu thơ: + Luyện đọc một số từ khó: thả lồng đèn, cá lòng tong, xuồng lướt, loé nắng, chở lúa vàng,… + Luyện đọc diễn cảm một số câu thơ: Bông súng/ thả lồng đèn/ Sáng bồng bềnh/ mặt nước/ Cá lòng tong/ chạy trước/ Dẫn đường/ về thăm ông.//
Lấm lem /con trâu đầm/ Chém cặp sừng/ loé nắng/ Xình xịch/ thuyền đuôi tôm/ Chở lúa vàng,/ rẽ sóng./ - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “dẫn đường về thăm ông”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “chơi với sen nghiêng ngả”. + Đoạn 3: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Cá lòng tong: cá nước ngọt, sống thành đàn, cỡ nhỏ, mình đẹt, cùng họ với cá chép. + Xứ mười tầng tháp: chỉ Đồng Tháp Mười (tương truyền xưa ở Đồng Tháp Mười có tòa tháp cao mười tầng.) +Hình ảnh “đường quê sào vít cong” là hình ảnh cây sào chống xuống tận đáy kênh rạch để đẩy thuyền đi. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây: + Câu 1: Ở khổ thơ đầu, đường về quê thú vị như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ? + Câu 2: Tìm những nét đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười được miêu tả trong bài thơ?
+ Câu 3: Những từ ngữ nào trong bài thơ gợi tả nhịp sống ở Đồng Tháp Mười rất sôi động, náo nức? + Câu 4: Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói điều gì về quê hương mình? + Câu 5: Những chi tiết, hình ảnh nào ở miền quê này gợi nhớ những câu chuyện cổ tích quen thuộc? * Học thuộc lòng bài thơ. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ cảm thấy thích thú khi nhìn ngắm cảnh vật trên đường quê: bông hoa súng như những chiếc đèn lồng bồng bềnh, thắp sáng mặt nước; đàn cá lòng tong hiếu khách dẫn đường về thăm ông. + Câu 2: Vẻ đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười:
+ Câu 3: Nhịp sống ở quê hương Đồng Tháp Mười rất hối hả, với những hình ảnh như “xuồng lướt như tên bắn”, “xình xịch thuyền đuôi tôm, chở lúa vàng rẽ sóng”,…, mọi vật trong bài thơ đều ở thế “động”: cá lòng tong – chạy trước dẫn đường; cò – giật mình, bay lẫn vào mây trắng; trâu – chém cặp sừng loé nắng; sen – nghiêng ngả theo nhịp nước lên của sông Cửu Long;... + Câu 4:
+ Câu 5: Khổ thơ cuối gợi sắc màu cổ tích của miền quê này qua những hình ảnh “trăm đốt tre” – truyện “Cây tre trăm đốt”, và hình ảnh ông bụt, ông tiên hiền hậu trong thế giới cổ tích xa xưa,… Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. - Học thuộc lòng bài thơ. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Đường quê Đồng Tháp Mười. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm một số câu thơ miêu tả cảnh vùng Đồng Tháp Mười. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp 5 khổ thơ. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS: - Ngữ liệu của bài tập có trong chính bài đọc Đường quê Đồng Tháp Mười, điều này giúp HS hiểu thêm về bài đọc. b. Tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động bằng PHT dưới đây:
+ GV hướng dẫn HS làm PHT theo hình thức nhóm đôi.
+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Bài 1: Các từ này được dùng để miêu tả vẻ sống động của cảnh vật, gợi tả trạng thái, âm thanh,... của sự vật. Từ đó, mang đến cho người đọc một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với cảnh vật được nói đến (vùng quê Đồng Tháp Mười, nơi có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn). Bài 2: + Hình ảnh so sánh: Xuồng lướt như tên bắn; Ông đứng như bụt hiện;... + Hình ảnh nhân hoá: Cá lò ng tong chạy trước,/ Dẫn đường về thăm ông; Nước lớn sông Cửu Long/ Chơi với sen nghiêng ngả;... - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình: Câu 1: Trong bài đọc Đường quê Đồng Tháp Mười, loài hoa nào đặc trưng nổi bật gắn liền với Đồng Tháp Mười? A. Hoa cúc. B. Hoa sen. C. Hoa lục bình. D. Hoa huệ. Câu 2: Phương tiện đi lại của vùng Đồng Tháp Mười là gì? A. Xuồng. B. Bè. C. Ca nô. D. Tàu. Câu 3: Cuộc sống sinh hoạt của người dân diễn ra như thế nào? A. Hân hoan, hớn hở. B. Đầy ắp tiếng nói cười. C. Bình thản, yên bình. D. Hối hả, rộn rã và sôi động. Câu 4: Trong bài đọc “Đường quê Đồng Tháp Mười” hình ảnh hoa sen đẹp nhất khi nào? A. Đầu mùa xuân. B. Đầu mùa thu, cuối hạ. C. Đầu mùa hạ, cuối xuân. D. Đầu mùa đông, cuối thu. Câu 5: Trong bài đọc “Đường quê Đồng Tháp Mười” hình ảnh người ông hiện lên như thế nào? A. Ngồi trên chiếc chõng tre chờ cháu về. B. Đang ngồi gỡ hạt sen chờ cháu về. C. Hóa thân thành ông bụt đang chờ cháu về. D. Đầu tóc bạc phơ, tay chống gậy đang chờ cháu về.
- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Đường quê Đồng Tháp Mười, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 3: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1). |
- HS lắng nghe video.
- HS xem tranh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS làm theo hướng dẫn của HS. - HS trình bày kết quả.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS tham gia trò chơi. - HS chú ý lên màn hình.
- HS trả lời câu hỏi, các HS bổ sung đáp án (nếu có) - HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
II. TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 1: Tiếng hát của người đá
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 1: Câu đơn và câu ghép
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 2: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 3: Hạt gạo làng ta
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 3: Cách nối các vế câu ghép
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 4: Lập dàn ý cho bài văn tả người
- ……………….
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 27: Một người hùng thầm lặng
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 27: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 27: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 28: Giờ trái đất
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 28: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 29: Điện thoại di động
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 29: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 29: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa
- Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 30: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
BÀI 6: THƯ CỦA BỐ
ĐỌC: THƯ CỦA BỐ
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ 8 chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ 5 chữ.
Câu 2: Bài thơ có mấy khổ thơ?
A. 3 khổ thơ.
B. 4 khổ thơ.
C. 5 khổ thơ.
D. 6 khổ thơ.
Câu 3: Điều gì không được nhắc đến trong những lá thư của người cha?
A. Nỗi nhớ thương.
B. Tình yêu thương.
C. Những nguy hiểm.
D. Những kỷ niệm.
Câu 4: Hình ảnh "áo đọng muối khô, da nhận mùi nắng khét" thể hiện điều gì?
A. Môi trường làm việc khắc nghiệt của người lính biển.
B. Sự bất cẩn của người lính.
C. Thời tiết xấu nơi biển cả rộng lớn.
D. Công việc nhàm chán của người lính biển.
Câu 5: "Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều/Chưa được viết trong thư người lính biển" nghĩa là gì?
A. Con biết đọc chữ.
B. Con hiểu được những khó khăn, nguy hiểm mà cha không kể.
C. Con trưởng thành hơn.
D. Con nhớ cha nhiều hơn.
Câu 6: Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Tự hào.
B. Buồn bã.
C. Trách móc.
D. Tâm tình, da diết.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh "đàn cá heo giỡn đùa mặt nước" góp phần thể hiện điều gì?
A. Vẻ đẹp của biển cả.
B. Sự nhàn rỗi của người lính.
C. Niềm vui trong công việc.
D. Nỗi nhớ nhà.
Câu 2: Từ “khẩu lệnh” trong câu thơ “Nhịp bước khẩn thương khi khẩu lệnh vang lên” nghĩa là gì?
A. Lênh hô trong tập luyện hoặc chiến đấu.
B. Tiếng hò hét, la mắng.
C. Những quy định, nội quy của đơn vị.
D. Những lời chào hỏi giữa các chiến sĩ.
Câu 3: "Nghênh chiến" trong câu thơ "Nơi dầu sóng, sẵn sàng nghênh chiến" có nghĩa là gì?
A. Chạy trốn kẻ địch.
B. Đón đánh trực tiếp, sẵn sàng đương đầu với kẻ địch.
C. Tránh né cuộc chiến.
D. Đầu hàng kẻ địch.
Câu 4: Câu thơ "Hai mẹ con, nhà một phòng cũng trống" cho thấy điều gì?
A. Căn nhà quá nhỏ để hai mẹ con có thể chung sống.
B. Câu thơ thể hiện sự trống vắng, thiếu hụt về mặt tinh thần khi vắng bóng người cha.
C. Sự nghèo khó của hai mẹ con khi thiếu vắng người cha.
D. Nỗi cô đơn của người mẹ khi người cha không có ở nhà.
--------------- Còn tiếp ---------------
BÀI 16: VỀ THĂM ĐẤT MŨI
ĐỌC: VỀ THĂM ĐẤT MŨI
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Đất Mũi thuộc địa phận nào?
A. Xã Năm Căn, huyện Ngọc Hiển.
B. Xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
C. Tỉnh Cà Mau, huyện Năm Căn.
D. Xã Ngọc Hiển, huyện Đất Mũi.
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả so sánh phù sa với gì?
A. Dòng sông.
B. Dòng nước.
C. Dòng sữa.
D. Dòng đời.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của cây đước?
A. Mọc ở rừng nước mặn.
B. Có hoa vàng.
C. Rễ trồi lên khỏi mặt bùn.
D. Hạt nảy mầm ngay trên cây.
Câu 4: Theo bài thơ, ngọn gió châu thổ đang như thế nào?
A. Thổi mạnh trên đồng.
B. Mở hội trên đồng.
C. Ru cây trên đồng.
D. Bay lượn trên đồng.
Câu 5: Đặc điểm của rễ mắm và rễ đước được miêu tả như thế nào?
A. Rễ mắm ăn xuống, rễ đước cắm lên.
B. Rễ mắm cắm xuống, rễ đước ăn lên.
C. Rễ mắm ăn lên, rễ đước cắm xuống.
D. Cả hai loại rễ đều ăn xuống.
Câu 6: Bài thơ cho thấy đặc điểm nào của rừng mắm, đước?
A. Xanh đến tận chân trời.
B. Xanh đến tận vô cùng.
C. Xanh tươi bát ngát.
D. Xanh mướt một màu.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Cây mắm có đặc điểm gì?
A. Hoa vàng, mọc ở rừng nước mặn.
B. Mọc ở vùng đầm lầy ven biển, rễ trồi lên khỏi mặt bùn.
C. Hạt nảy mầm ngay trên cây.
D. Thường mọc ở vùng nước ngọt.
Câu 2: Theo bài thơ, đất có biểu hiện gì vào buổi sáng sớm?
A. Rung rinh.
B. Phập phồng.
C. Chuyển động.
D. Rung chuyển.
Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 5 chữ.
B. Thơ 6 chữ.
C. Thơ 7 chữ.
D. Thơ lục bát.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy sự gắn kết giữa các yếu tố tự nhiên?
A. Biển gặp rừng.
B. Đất thở phập phồng.
C. Bãi bồi vươn xa.
D. Rễ cắm xuống đất.
--------------- Còn tiếp ---------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 tiếng việt 5 kết nối tri thức, bài giảng kì 2 tiếng việt 5 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy tiếng việt 5 kết nối tri thức