Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 2: CÁNH ĐỒNG HOA

ĐỌC: CÁNH ĐỒNG HOA

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Cánh đồng hoa có những nhân vật nào?

  • A. Ja Ka, Mư Hoa.
  • B. Ja Prok, Mư Nhơ.
  • C. Mư Hoa, Mư Nhơ.
  • D. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok, Mư Nhơ.

 

Câu 2: Các bạn nhỏ thường rủ nhau vui chơi ở đâu?

  • A. Ở một bãi đất trống.
  • B. Ở một con suối nhỏ.
  • C. Ở một đồng cỏ khá rộng phía đầu làng.
  • D. Ở một đồng cỏ khá rộng phía cuối làng.

 

Câu 3: Khi đi chơi, Ja Ka luôn đem theo thứ gì?

  • A. Một chiếc trống nhỏ.
  • B. Một cuốn sách.
  • C. Một cây sáo trúc.
  • D. Một chiếc đàn ghi ta.

 

Câu 4: Gần đây, trên đồng cỏ xuất hiện điều gì?

  • A. Một ngôi nhà mới.
  • B. Một đống cát lớn.
  • C. Một bãi rác bốc mùi khó chịu.
  • D. Một chiếc xe chở hàng.

 

Câu 5: Mư Nhơ thở dài vì lo lắng điều gì?

  • A. Lo lắng đồng cỏ biến thành bãi rác.
  • B. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành khu công nghiệp.
  • C. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành một hồ nước.
  • D. Lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành khu vui chơi.

 

Câu 6: Các bạn nhỏ có ý tưởng gì để bảo vệ đồng cỏ?

  • A. Các bạn nhỏ sẽ đi thu dọn rác mỗi ngày.
  • B. Các bạn nhỏ sẽ biến đồng cỏ thành cánh đồng hoa.
  • C. Các bạn nhỏ sẽ đi tuyên truyền mọi người không được vứt rác ra đồng cỏ.
  • D. Các bạn nhỏ sẽ không cho ai vào đồng cỏ nữa.

 

Câu 7: Các cô bác trong làng đã phản ứng như thế nào trước ý tưởng của các bạn nhỏ?

  • A. Các cô bác phản đối.
  • B. Các cô bác đã hưởng ứng nhiệt tình.
  • C. Các cô bác không vui vì ý tưởng đó.
  • D. Các cô bác chỉ cho các bạn nhỏ trồng hoa một góc nhỏ ở đồng cỏ.

 

Câu 8: Mọi người đã làm những công việc gì để thực hiện ý tưởng đó?

  • A. Mọi người dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây, tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu.
  • B. Mọi người trồng hoa, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước.
  • C. Mọi người mua hạt giống, xới đất, trồng cây.
  • D. Mọi người thu dọn rác, gieo hạt, xới đất, tưới nước.

 

Câu 9: Ba tháng sau, các bạn nhỏ đã có những thành quả nào?

  • A. Hạt giống và cây trồng bị hỏng, không thể phát triển được.
  • B. Hoa đua nhau khoe sắc, không còn ai đến đây đổ rác nữa.
  • C. Hoa bị héo do thiếu nước.
  • D. Hoa đua nhau khoe sắc, nhưng mọi người vẫn đến đây đổ rác.

 

Câu 10: Ngôi làng đã thay đổi như thế nào kể từ khi có cánh đồng hoa?

  • A. Ngôi làng vẫn yên bình, vắng vẻ như trước.
  • B. Ngôi làng không còn ai ghé thăm nữa.
  • C. Ngôi làng trở nên nổi tiếng, nhiều khách tham quan ghé thăm.
  • D. Ngôi làng bị di dời đi chỗ khác.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao các bạn nhỏ buồn rầu khi mọi người mang rác ra đồng cỏ?

  • A. Các bạn nhỏ lo lắng sẽ không còn chỗ chơi nữa.
  • B. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành bãi rác.
  • C. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến thành bãi rác và sẽ không còn chỗ vui chơi nữa.
  • D. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ sẽ biến mất hoàn toàn.

 

Câu 2: Các bạn nhỏ đã tưởng tượng bầu trời như thế nào?

  • A. Bầu trời như một vườn hoa: cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây là hoa cúc trắng…
  • B. Bầu trời như một chiếc gương khổng lồ, trong veo và cao xanh.
  • C. Bầu trời như một tấm thảm màu xanh.
  • D. Bầu trời như một vườn hoa ngũ sắc, đám mây là hoa cúc trắng.

 

Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ cho rằng nếu biến đồng cỏ thành vườn hoa thì sẽ không ai đến đổ rác nữa?

  • A. Vì mọi người sẽ nghĩ cánh đồng hoa đã có chủ.
  • B. Vì mọi người đều yêu hoa.
  • C. Vì mọi người sợ các bạn nhỏ buồn.
  • D. Vì các bạn nhỏ cho rằng mọi người không nỡ lấy cánh đồng hoa đẹp làm chỗ đổ rác.

 

Câu 4: Em có nhận xét gì về ý tưởng trồng hoa trên đồng cỏ của các bạn nhỏ?

  • A. Ý tưởng không có khả năng thực hiện vì cánh đồng quá lớn.
  • B. Ý tưởng rất sáng tạo, thiết thực trong việc bảo vệ cánh đồng cỏ.
  • C. Ý tưởng này sẽ khiến đồng cỏ trở nên khô cằn, xơ xác.
  • D. Ý tưởng này không có ích vì mọi người vẫn sẽ tiếp tục vất rác.

 

Câu 5: Em có nhận xét gì về các bạn nhỏ trong bài đọc Cánh đồng hoa?

  • A. Các bạn nhỏ rất hiếu động, thích trồng hoa, trồng cây.
  • B. Các bạn nhỏ rất có ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp nơi mình sống.
  • C. Các bạn nhỏ rất thích ca hát nhảy múa.
  • D. Các bạn nhỏ rất tinh nghịch, quậy phá.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu văn “Cánh đồng hoa cũng như đang cười vui hạnh phúc” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ.
  • B. Nhân hóa.
  • C. So sánh.
  • D. Liệt kê.

 

Câu 2: Từ in đậm trong câu văn “Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiến trống rộn ràng” thuộc từ loại nào?

  • A. Động từ.
  • B. Danh từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Trợ từ.

 

Câu 3: Câu văn “Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,...” có những danh từ nào?

  • A. Tím lịm, vàng tươi, đỏ thắm.
  • B. Hoa, cúc bạch nhật, cúc vạn thọ, mào gà.
  • C. Cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm.
  • D. Đua nhau, khoe sắc.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Cánh đồng hoa muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  • A. Chúng ta cần trồng thật nhiều hoa và cây ở nơi mình sống.
  • B. Mọi người không nên vất rác bừa bãi, cần có ý thức bảo vệ môi trường sống chung.
  • C. Mọi người không nên vất rác ra cánh đồng cỏ.
  • D. Mọi người cần có ý thức bảo vệ cánh đồng hoa.

 



 

 

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D2. C3. A4. C5. A6. B7. B8. A9. B10. C

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C2. A3. D4. B5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C2. A3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. B

 

 

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

=> Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay