Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 4 kết nối tri thức
Tin học 4 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Tin học 4 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực riêng:
- Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng trên điện thoại của mẹ không có từ điển như trên điện thoại của bố. Tại sao hai chiếc điện thoại trông giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau? - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp bạn Minh tìm hiểu xem tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau lại sử dụng khác nhau, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phần cứng và phần mềm Hoạt động 1: Phần cứng hay phần mềm? a. Mục tiêu: HS giới thiệu những thiết bị và ứng dụng quen thuộc với hầu hết HS. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát lại các thiết bị - SGK tr.6 và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát những hình ảnh sau và chia chúng thành hai nhóm? Tại sao em chia nhóm như vậy? - GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.6. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm chẵn: Tìm hiểu về phần cứng: • Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì? • Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết. • Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần cứng? + Nhóm lẻ: Tìm hiểu về phần mềm. • Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì? • Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết. • Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần mềm? Có thể bổ sung hoặc xóa bớt phần mềm trên điện thoại không? - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Máy tính gồm phần cứng và phần mềm. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.6, thảo luận và trả lời: 1. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trò chơi trên máy tính là phần mềm. B. Thân máy của máy tính là phần cứng. C. Chương trình luyện tập gõ bàn phím là phần cứng. D. Ứng dụng xem video trên máy tính là phần mềm. 2. Hãy kể tên hai phần mềm mà em đã sử dụng. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá.
2. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm Hoạt động 2: Ống kính điện thoại và phần mềm chụp ảnh a. Mục tiêu: Nêu sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 – SGK tr.7, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 1 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp.
2. Nếu thiếu ống kính hoặc ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại có dùng để chụp ảnh được không? Tại sao? - GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.7. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ ví dụ ở Hoạt động 2, em hãy nêu vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm có hoạt động được không? Tại sao? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).
- Từ ví dụ trên, GV rút ra mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: + Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điều khiển hoạt động của phần cứng. + Máy tính cần phải có cả phần cứng và phần mềm để làm việc. - GV lưu ý: Phần cứng không chỉ giúp máy tính quan sát và tác động vào thế giới thực mà còn cần thiết để lưu trữ phần mềm như sự hiểu biết được chứa trong bộ não. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.7 và trả lời: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phần cứng có thể làm việc độc lập, không cần đến phần mềm. B. Phần cứng có thể làm mọi việc, không cần đến phần cứng. C. Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động. - GV mời đại diện 1 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá.
3. Sử dụng máy tính đúng cách Hoạt động 3: An toàn cho máy tính a. Mục tiêu: - HS biết sử dụng máy tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm. - HS có ý thức, trách nhiệm và cẩn thận khi sử dụng máy tính. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: 1. Chuyện gì sẽ xảy ra với máy tính của Minh và máy tính của An? 2. Em hãy nhắc lại những điều đã học ở lớp 3 về việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.8. - GV yêu cầu HS đọc mục 3 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Bảo đảm an toàn về điện khi sử dụng máy tính để làm gì? Em hãy nêu một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV lấy thêm một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính. + Để đồ ăn, đồ uống gần máy tính. + Chạm vào phần kim loại của máy tính. + Nối máy tính với máy in khi đang bật nguồn điện. + Thao tác tùy tiện, không đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng thiết bị. + Lau máy tính bằng khăn ướt khi đang bật nguồn điện. + Dùng tay ướt để cắm nguồn điện máy tính. - GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Việc sử dụng máy tính không đúng cách có thể gây ra lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.9 và trả lời: Chọn hành động sử dụng máy tính đúng cách: A. Sử dụng dao cạo sạch những vết bẩn trên màn hình máy tính. B. Nháy chuột vào nút Start, chọn nút Power rồi chọn lệnh Shutdown để tắt máy tính. C. Sử dụng khăn ướt để vệ sinh máy tính. D. Cài đặt và sử dụng bất kì trò chơi nào mà mình thích lên máy tính - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá. - GV nhắc nhở HS luôn thực hiện đúng quy tắc, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng được bền lâu. |
- HS trả lời: Hai chiếc điện thoại trông giống nhau nhưng khi sử dụng lại khác nhau vì mục đích sử dụng của bố và mẹ là khác nhau.
- HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: + Phần cứng: bàn phím, chuột, màn hình, thân máy. + Phần mềm: trò chơi, phần mềm trình chiếu. + Lý do: những thiết bị ở hàng đầu có thể quan sát và nhận dạng được, còn trò chơi và phần mềm trình chiếu là những ứng dụng ko thể quan sát được.
- HS khác bổ sung. - HS đọc to và rõ ràng.
- HS thảo luận nhóm và trả lời: + Phần cứng: • Đặc điểm: có thể nhận ra hình dạng • Kể tên: chuột, bàn phím, màn hình, ổ đĩa, máy in, loa, thân máy,… • Phần cứng trên điện thoại thông minh: màn hình, ống kính, loa,… + Phần mềm: • Đặc điểm: không thể nhìn thấy, chỉ thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng. • Kể tên: trò chơi, phần mềm trình chiếu, phần mềm soạn thảo,… • Phần mềm trên điện thoại thông minh: từ điển, đồng hồ, trò chơi,… • Có thể bổ sung hoặc xóa bớt phần mềm trên điện thoại. - HS đọc và ghi nhớ.
- HS tham gia trò chơi.
- HS trả lời: 1. C. 2. Hai phần mềm em đã sử dụng là phần mềm nghe nhạc, xem phim, vẽ hình, chụp ảnh, trò chơi,…
- HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: 1. Ghép: 1b – 2a. 2. + Nếu thiếu ống kính thì chiếc điện thoại không chụp ảnh được vì không có thiết bị nhận dạng hình ảnh, + Nếu thiếu ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại cũng không chụp ảnh được vì không có ứng dụng điều khiển thu nhận hình ảnh.
- HS khác bổ sung (nếu có) - HS đọc to. Các bạn khác lắng nghe.
- HS trả lời: + Vai trò: điều khiển phần cứng làm việc. + Nếu không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được vì phần mềm được lưu trữ trong phần cứng. Không có phần cứng thì không có môi trường để phần mềm hoạt động. - HS đọc và ghi nhớ.
- HS lưu ý.
- HS trả lời: Đáp án C.
- HS sửa lại (nếu sai).
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát Hình 2 và trả lời: a. Cốc nước bị đổ làm ướt bàn phím máy tính của Minh → bàn phím không hoạt động được, thậm chí còn dẫn đến chập cháy điện. b. An nhấn giữ công tắc làm máy tính tắt đột ngột → mất dữ liệu, lỗi phần cứng hoặc phần mềm. 2. Việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện: (đính kèm ở cuối mục). - HS lắng nghe. - HS đọc to, rõ ràng. Các bạn khác lắng nghe. - HS trả lời: + Bảo đảm an toàn về điện để: • Giữ an toàn cho bản thân. • Bảo vệ phần cứng và phần mềm máy tính. + Một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm: • Thao tác cẩn thận, nhẹ tay và thực hiện quy tắc an toàn về điện như em đã học ở lớp 3. • Cần phải tắt máy tính đúng cách để không gây ra hỏng cho cả phần cứng và phần mềm. • Không sử dụng tùy tiện Internet hoặc phần mềm chưa được phép để tránh nguy cơ bị nhiễm virus. - HS ghi nhớ và ghi bài.
- HS ghi nhớ,
- HS đọc câu hỏi và trả lời: + Đáp án B: Đúng. + Đáp án A: sai vì gây mất an toàn cho phần cứng. + Đáp án C: sai vì gây mất an toàn cho con người, có thể bị điện giật. + Đáp án D: sai vì gây mất an toàn cho phần mềm, có thể bị nhiễm virus cho máy tính.
- HS khác lắng nghe, bổ sung và sửa lỗi (nếu sai). - HS lắng nghe. - HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi: + Phần cứng: a, b, c + Phần mềm: d.
- HS trả lời. - HS lắng nghe.
- HS thảo luận và đưa ra đáp án đúng: Câu 1: A. Câu 2: B. Câu 3: D Câu 4: D Câu 5: C
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIN HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1 PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM
- Phần cứng hay phần mềm?
- Hãy kể tên hai phần mềm mà em đã sử dụng?
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM
- Nếu thiếu ống kính hoặc ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại có dùng để chụp ảnh được không? Tại sao?
- Hãy kể một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến?
- Hãy kể tên một số phần mềm giúp em học trực tuyến?
3. SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐÚNG CÁCH
- Em hãy nêu hành động gây mất an toàn cho máy tính?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 4 KẾT NỐI
Bộ trắc nghiệm Tin học 4 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1: PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Máy tính bao gồm có:
A. Phần mềm
B. Phần cứng
C. Phần mềm và phần cứng
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 2: Phần mềm của máy tính là gì?
A. Là tất cả những gì chúng ta có thể nhìn, sờ thấy được của máy tính
B. Là các ứng dụng chạy bên trong máy tính, chúng ta không thể cầm, sờ nó được
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 3: Phần cứng là gì?
A. Là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể cầm được, nhìn thấy được.
B. Là các ứng dụng chạy bên trong máy tính, chúng ta không thể cầm, sờ nó được
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Đâu là thiết bị phần cứng máy tính?
A. Màn hình
B. Chuột
C. Loa
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Đâu là các phần mềm máy tính?
A. Trò chơi
B. Phần mềm trình chiếu
C. Thân máy
D. A và B đúng
Câu 6: Đâu là đặc điểm của phần cứng?
A. Có thể nhận ra hình dạng được
B. Có thể nhìn thấy, cầm và sờ được
C. Được các công ty sản xuất máy tính tạo ra
D. Tất cả các đáp án trêun đều đúng.
Câu 7: Đâu là đặc điểm của phần mềm?
A. Không thể nhìn thấy, cầm hay sờ được
B. Chỉ thấy kết quả hoạt động của phần mềm thông qua phần cứng
C. A và B đúng
D. A và B sai
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIN HỌC 4 KẾT NỐI
Bộ đề Tin học 4 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M1)
Phần cứng của máy tính là những thiết bị:
A. Có thể nhận ra qua hình dạng của chúng.
B. Không thể nhìn thấy hình dạng của chúng.
C. Điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy tính.
D. Thể hiện kết quả của hoạt động trên màn hình.
Câu 2. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời sai. (M2)
Lợi ích của việc gõ máy tính đúng cách là gì?
A. Giúp em gõ nhanh và chính xác hơn.
B. Tiết kiệm thời gian và công sức.
C. Chơi game nhanh và linh hoạt hơn.
D. Bảo vệ sức khỏe của mình.
Câu 3. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M3)
Đâu không phải là lí do không nên xem các trang web không phù hợp với lứa tuổi?
A. Vì có thể làm hỏng máy tính vì những trang web có virus.
B. Vì có nguy cơ suy nghĩ lệch lạc, bị lừa đảo, dụ dỗ, bắt nạt.
C. Vì lãng phí thời gian.
D. Vì tìm hiểu được nhiều thông tin phù hợp với lứa tuổi.
Câu 4. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M2).
Nếu muốn tìm kiếm thông tin về Khí hậu Việt Nam, em sẽ tìm từ khóa nào là phù hợp nhất?
A. Khí hậu.
B. Việt Nam.
C. Khí hậu Việt Nam.
D. Khí hậu Đông Nam Á.
Câu 5. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M2)
Khi em muốn sao chép tệp Tin hoc 4 từ ổ C: sang ổ D:, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + V.
B. Ctrl + C.
C. Ctrl + X.
D. Ctrl + A.
Câu 6. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M1)
Em sẽ gặp rủi ro gì nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Bị lừa đảo.
C. Bị hỏng máy tính.
D. Bị mất điện.
Câu 7. (1,0 điểm) Đánh dấu vào ô đúng và đánh dấu vào ô sai. (M2)
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Để có từ mùa xuân, em sẽ gõ theo kiểu Telex là muaf xuaan. |
|
|
2. Để gõ từ Lịch sử theo kiểu VNI, em gõ Lichj suwr. |
|
|
3. Có hai kiểu gõ tiếng Việt phổ biến là TELEX và VNI. |
|
|
4. Để gõ được chữ hoa, em nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím chữ. |
|
|
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Chúng ta cần bảo đảm an toàn về điện khi sử dụng máy tính để làm gì? Nêu một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm. (M1)
Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao chúng ta cần thao tác đúng với tệp và thư mục? (M3)
TRƯỜNG TIỂU HỌC ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIN HỌC 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
A | C | D | C | B | A | 1.Đ, 2.S, 3.Đ, 4.S |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | * Bảo đảm an toàn về điện khi sử dụng máy tính để giữ an toàn cho bản thân em và bảo vệ phần cứng, phần mềm máy tính. * Một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm: - Máy tính là thiết bị điện nên cần thao tác cẩn thận, nhẹ tay và thực hiện quy tắc an toàn về điện như em đã học ở lớp 3. - Máy tính là thiết bị lưu trữ thông tin. Cần tắt máy tính đúng cách để không gây ra hỏng cho cả phần cứng và phần mềm. - Không sử dụng tùy tiện Internet hoặc phần mềm chưa được phép để tránh nguy cơ bị nhiễm virus máy tính. | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
Câu 2 (1,0 điểm) | Chúng ta cần thao tác đúng với tệp và thư mục vì nếu không thao tác đúng sẽ dẫn đến nhiều tác hại như làm mất thông tin, gây lỗi chương trình, đảo lộn trật tự tổ chức lưu trữ thông tin, tốn bộ nhớ để lưu trữ,… |
1,0 |
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIN HỌC 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ/ Bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
MÁY TÍNH VÀ EM | |||||||||
Bài 1. Phần cứng và phần mềm máy tính | 1 | 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 3.0 |
Bài 2. Gõ bàn phím đúng cách |
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 1.0 |
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET | |||||||||
Bài 3. Thông tin trên trang web |
|
|
|
| 1 |
| 1 |
| 1.0 |
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | |||||||||
Bài 4. Tìm kiếm thông tin trên Internet |
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 1.0 |
Bài 5. Thao tác với tệp và thư mục |
|
| 1 |
|
| 1 | 1 | 1 | 2.0 |
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | |||||||||
Bài 6. Sử dụng phần mềm khi được phép | 1 |
|
|
|
|
| 1 |
| 1.0 |
ỨNG DỤNG TIN HỌC | |||||||||
Bài 7. Tạo bài trình chiếu |
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 1.0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 4 |
| 1 | 1 | 7 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 4,0 |
| 1,0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10.0 |
Tổng số điểm | 4,0đ 40% | 4,0đ 40% | 2,0đ 20% | 10,0đ 100% | 10,0đ 100% |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tin học 4 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ tin học 4 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Tin học 4 kết nối tri thức, soạn tin học 4 kết nối tri thức