Giáo án và PPT Lịch sử 9 chân trời bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950). Thuộc chương trình Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1946 – 1950)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS nghe bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945).
https://www.youtube.com/watch?v=u6hzSwyetWM
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát gợi nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của dân tộc?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến? Hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Sản phẩm dự kiến:
+ Trước ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến:
Tháng 12 – 1946, quân Pháp liên tục gây ra những vụ xung đột vũ trang ở Hà Nội. Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô trong vòng 24 giờ. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến như sau: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng: toàn dân (cuộc kháng chiến chống xâm lược, vì lợi ích toàn dân và phải do toàn dân tiến hành (mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài); toàn diện (có liên hệ mật thiết với kháng chiến toàn dân. Pháp đánh ta về nhiều mặt nên ta phải đánh Pháp trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Mặt khác, ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân nên phải kháng chiến toàn diện); trường kì (địch mạnh hơn ta về vật chất, vũ khí, không thể đánh bại một cách nhanh chóng; phải trường kì thì mới phát huy những thuận lợi, khắc phục những hạn chế của ta. Lực ta còn yếu, địch đang rất mạnh nên ta phải đánh lâu dài để tiêu hao sinh lực địch, phát triển dần lực lượng của ta, đến lúc nào ta mạnh hơn sẽ đánh bại kẻ thù); tự lực cánh sinh (vì đấu tranh bảo vệ độc lập của nước Việt Nam là công việc của người Việt Nam, chủ yếu dựa vào sức mạnh nhân dân, đồng thời tranh thủ sự viện trợ của quốc tế).
Hoạt động 2. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến (1946 – 1950)
GV đưa ra câu hỏi: Mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến. Theo em, những thắng lợi đầu tiên đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
Sản phẩm dự kiến:
• Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: mở đầu là cuộc chiến đấu ở Hà Nội diễn ra từ 20 giờ, ngày 19 – 12 – 1946. Sau hai tháng chiến đấu dũng cảm (với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc chiến,...), Trung đoàn Thủ đô đã bảo vệ đầu não kháng chiến rút về căn cứ Việt Bắc an toàn (17 – 2 – 1947).
• Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: tháng 10 – 1947, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương là Ê. Bô-la-e (Émile Bollaert) thực hiện cuộc “hành quân kép” tấn công lên Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Pháp sử dụng quân dù, bộ binh và lính thuỷ đánh bộ bao vây và tấn công Việt Bắc. Sau những khó khăn đầu tiên, Đảng ra chỉ thị “Phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”, quân ta phản công và giành thắng lợi lớn ở Đường số 3, Đường số 4 (đèo Bông Lau), sông Lô (Đoan Hùng, Khe Lau). Ngày 19 – 12 – 1946, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
• Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Trong khi các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (tháng 1 – 1950), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp tiến bộ; lực lượng của Việt Nam đã phát triển về mọi mặt thì từ năm 1949, Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve, bao vây cô lập Việt Bắc, chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai. Trong tình hình đó, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ đã chủ động mở chiến dịch Biên giới thu – đông nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc, phát triển kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Sáng 16 – 9 – 1950, quân đội Việt Nam tấn công cụm cứ điểm Đông Khê và giành thắng lợi, các cứ điểm của Pháp trên Đường số 4 rung chuyển: Thất Khê bị cô lập, Cao Bằng bị uy hiếp. Pháp tiến hành cuộc hành quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê. Mặt khác, quân Pháp đánh lên Thái Nguyên để thu hút quân chủ lực của ta ở biên giới. Quân đội Việt Nam mai phục, chặn đánh giải phóng Đường số 4, cuộc hành quân đánh lên Thái Nguyên của Pháp cũng bị ta đánh bại.
+ Ý nghĩa của những thắng lợi đầu tiên đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta:
• Cuộc chiến ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tạo điều kiện cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
• Với chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương, chuyển từ
“đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với Việt Nam.
• Với chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đã bảo vệ được căn cứ Việt Bắc,
phá thế bao vây của Pháp, giải phóng tuyến biên giới với 35 vạn dân. Chiến thắng
này đã đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ngày 12 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì ở Việt Nam?
A. Pháp gây xung đột vũ trang ở Hà Nội.
B. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
C. Pháp gửi hậu thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
D. Trung ương Đảng phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 2: Ngày 17 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?
A. Thực dân Pháp khiêu khích quân ta.
B. Thực dân Pháp chiếm đóng trái phép Sở Tài chính.
C. Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
D. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh.
Câu 3: Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch nào?
A. Kế hoạch Rơ - ve.
B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
C. Kế hoạch Na - va.
D. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 4: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến do ai soạn thảo?
A. Trường Chinh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Hồ Chí Minh.
D. Ban thường vụ Trung ương Đảng.
Câu 5: Với việc đề ra kế hoạch Rơ - ve (1949), vai trò của Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
A. Không can thiệp vào Đông Dương.
B. Can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
C. Bắt đầu trực tiếp xâm lược Đông Dương.
D. Hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - D | Câu 3 - A | Câu 4 - D | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các chiến thắng lớn về quân sự của Việt Nam trong giai đoạn đầu (1946 - 1950) của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo mẫu dưới đây:
Thời gian | Tên chiến thắng | Mục tiêu | Kết quả | Ý nghĩa |
? | ? | ? | ? | ? |
Câu 2: Lịch sử hào hùng những ngày kháng chiến chống Pháp luôn có trong kí ức của cả dân tộc. Tìm hiểu thêm thông tin từ những người sống quanh em hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng, hãy viết lại một sự kiện có liên quan đến kháng chiến chống Pháp giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1950 dưới hình thức bức thư (khoảng 300 chữ) gửi cho bạn em.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 9 chân trời sáng tạo