Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 CTST.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946- 1950)
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 10: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
+ Diễn biến: diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10-1950 ở khu vực biên giới Việt-Trung. Quân đội Việt Nam tấn công cứ điểm Đông Khê, mai phục, chặn đánh quân Pháp ở nhiều nơi trên Đường số 4, buộc chúng phải rút chạy.
+ Kết quả: Sau gần một tháng, quân ta đã giải phóng được khu vực biên giới rộng lớn, mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng Hành lang Đông-Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
+ Ý nghĩa: Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Câu 2: Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược:
+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản. Nhưng thực dân Pháp sau khi đạt được mục tiêu kéo quân ra Bắc, lại bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích.
+ Âm mưu tái chiếm Việt Nam của kẻ thù buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.
=> Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3: Nêu nội dung và giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
Câu 4: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Câu 5: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Câu 6: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận văn hoá, giáo dục trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Câu 7: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Câu 8: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12-1946 đến tháng 2-1947.
Câu 9: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Câu 10 Nêu một số hoạt động thể hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Trình bày vai trò của chiến khu Việt Bắc trong những năm 1946 - 1950 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.
Vị trí chiến lược: Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng từ năm 1941, đóng vai trò trung tâm chỉ huy của cuộc kháng chiến. Đây là nơi đóng quân của Bộ Tổng tư lệnh và là nơi Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến.
Cơ sở hậu cần: Việt Bắc là căn cứ vững chắc về hậu cần và địa bàn tác chiến. Quân đội Việt Nam đã xây dựng lực lượng tại đây, phát triển vũ khí và lương thực phục vụ chiến trường. Các cơ sở sản xuất quân sự, y tế cũng được củng cố mạnh mẽ.
Tác động quân sự: Nhờ sự bảo vệ chặt chẽ từ chiến khu Việt Bắc, quân đội và nhân dân đã tổ chức nhiều chiến dịch lớn, nổi bật là chiến thắng Việt Bắc năm 1947, ngăn chặn sự xâm lược quy mô lớn của thực dân Pháp.
Câu 2: Vì sao Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược?
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Theo em, nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Vì sao?
- Đường lối kháng chiến toàn dân là đường lối quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Giải thích:
+ Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn những nguyên lí cơ bản về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin với truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha và kinh nghiệm quân sự của một số nước trên thế giới, để giải quyết những vấn đề quân sự do thực tiễn cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược đặt ra.
+ Đường lối đó càng có tác dụng trong việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc để thực hiện thành công công cuộc Đổi mới, chiến thắng đại dịch COVID-19,…
Câu 2: Hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta cảng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích tầm quan trọng chiến lược của chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và cách mà chiến dịch này đã thay đổi cục diện chiến tranh.
- Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên chủ động mở một chiến dịch quy mô lớn.
- Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt quân địch, khai thông biên giới Việt - Trung để nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
- Chiến dịch đã thành công vang dội, phá hủy các cứ điểm của Pháp ở Đông Khê, Thất Khê, và Cao Bằng, tiêu diệt 8.000 quân địch. Chiến thắng này đã thay đổi cục diện chiến tranh, giúp quân đội Việt Nam giành thế chủ động, tạo tiền đề cho các chiến dịch lớn sau này.
- Chiến lược ngoại giao của Việt Nam cũng được củng cố, khi Trung Quốc và Liên Xô tăng cường viện trợ về vũ khí, đạn dược, góp phần vào sự phát triển của cuộc kháng chiến.
Top of Form
Bottom of Form
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------