Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)

Giáo án Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950) sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN 

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

  • Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

  • Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 15.1 – 15.10), phần Em có biết để biết được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946); trình bày được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng; mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong những năm đầu của cuộc kháng chiến.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946); Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng; Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm, chọn lọc thêm những thông tin từ tư liệu khác, đặc biệt từ những người sống gần gũi các em, dù họ không trực tiếp tham gia vào những sự kiện lịch sử xảy ra đã hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn được nghe trực tiếp và giữ lại trong kí ức cộng đồng về những năm tháng đó. Từ việc xây dựng một số hồ sơ tư liệu mới có liên quan đến giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, HS tạo ra một sản phẩm học tập mới (bức thư gửi cho bạn) viết về sự kiện lịch sử có trong hồ sơ tư liệu của HS.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950). 

  • Các bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945), Trường ca sông Lô (Nhạc và lời: Văn Cao, 1947).

  • Các lược đồ về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và Biên giới thu – đông năm 1950.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950). 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát gợi nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của dân tộc?

c. Sản phẩm: Giai đoạn lịch sử của dân tộc qua bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945).

https://www.youtube.com/watch?v=u6hzSwyetWM

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát gợi nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của dân tộc?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, cảm nhận, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu giai đoạn lịch sử của dân tộc qua bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát “Đoàn Vệ quốc quân” được sáng tác vào thời điểm ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, giữa lúc cả dân tộc đang rừng rực khí thế đấu tranh chống lại sự tái chiếm của thực dân Pháp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong suốt giai đoạn từ năm 1945 - 1954, ca khúc đã trở thành lời thề của bao lớp thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn này mặc dù không dài song lại là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kí ức cộng đồng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, mang đậm chất sử thi cách mạng. Vậy, thực tế giai đoạn lịch sử ấy diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay – Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

- Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 15.1 – 15.3, thông tin mục 1 SGK tr.76 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

- Thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

- Hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946) và đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Tư liệu 15.1 – 15.3, thông tin mục 1 SGK tr.76 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

15.1. “Bản chỉ thị vạch rõ mục đích cuộc kháng chiến là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Tính chất cuộc kháng chiến là lâu đài và toàn diện... đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, bảo vệ dân và được lòng dân; phải tự cấp tự túc về mọi mặt”

(Lược trích nội dung Chỉ thị Toàn dân kháng chiến

 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, 2/12/1946)

 

15.2. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng

ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thẳng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC BÙNG NỔ 

(NĂM 1946)

1. Thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

………………………………………………………………

2. Hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

………………………………………………………………

3. Hoàn thành bảng theo mẫu.

Quân Pháp khiêu chiến

Chủ trương 

của Đảng

Ý nghĩa

?

?

?

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

+ Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trình bày về nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946) và đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng: phát huy sức mạnh nội lực; là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa bởi: xuất phát từ mục đích của cuộc chiến là chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp  định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực tìm kiếm hòa bình nhưng không được hồi đáp. Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946)

Kết quả Phiếu học tập số 1 về nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946) và đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng đính kèm phía dưới hoạt động. 

 

 

Tư liệu 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946).

     1.1. “Sự thật đã chứng rằng: thực dân Pháp ngang nhiên khiêu hấn. Chúng định dùng võ lực bắt ta phải nhượng bộ. Nhưng không khi nào ta chịu. Tạm ước 14/9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 148)

     1.2. Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) nhận định: âm mưu của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam đã chuyển sang một bước mới. Thời kì hòa hoãn đã qua. Chúng ta đã nhân nhượng để giữ hòa bình, nhưng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Nhân dân ta quyết không thể trở lại cuộc đời nô lệ một lần nữa. Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên quy mô cả nước, vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến. Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chiều 19/12/1946, mật lệnh Tổng tiến công vào lúc 20 giờ ngày 19/12 được chuyển tới các chiến khu, đơn vị. Tiếp đó, đúng 8 giờ tối ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Chỉ huy ra mật lệnh chiến đấu qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam:

“Tổ quốc lâm nguy!

Giờ chiến đấu đã đến!

 

     Theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung - Nam - Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước”. 

     Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

(Theo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng, Lịch sử cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994)

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)(2 tiết)

Video: 19/12/1946: Ngày toàn quốc kháng chiến.

https://www.youtube.com/watch?v=RyLurrERAhs

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC BÙNG NỔ (NĂM 1946)

1. Thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

- Trước ngày 19/12/1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến:

+ Tháng 12/1946: quân Pháp liên tục gây ra những vụ xung đột vũ trang ở Hà Nội. 

+ Ngày 18/12/1946: Pháp gửi tối hậu thư, yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô trong vòng 24 giờ. 

- Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến: 

+ Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

+ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

2. Hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

- Toàn dân: cuộc kháng chiến chống xâm lược, vì lợi ích toàn dân, phải do toàn dân tiến hành (mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài).

- Toàn diện: có liên hệ mật thiết với kháng chiến toàn dân. 

+ Pháp đánh ta về nhiều mặt nên ta phải đánh Pháp trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. 

+ Ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân nên phải kháng chiến toàn diện.

- Trường kì: 

+ Địch mạnh hơn ta về vật chất, vũ khí, không thể đánh bại một cách nhanh chóng.

+ Phải trường kì thì mới phát huy những thuận lợi, khắc phục những hạn chế của ta. Lực ta còn yếu, địch đang rất mạnh nên ta phải đánh lâu dài để tiêu hao sinh lực địch, phát triển dân lực lượng của ta, đến lúc nào ta mạnh hơn sẽ đánh bại kẻ thù.

- Tự lực cánh sinh: 

+ Đấu tranh bảo vệ độc lập của nước Việt Nam là công việc của người Việt Nam, chủ yếu dựa vào sức mạnh nhân dân.

+ Tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. 

3. Hoàn thành bảng theo mẫu.

Quân Pháp khiêu chiến

Chủ trương của Đảng

Ý nghĩa

Pháp gây chiến ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng và Lạng Sơn; gây xung đột vũ trang ở Hà Nội.

- Việt Nam chủ trương nhân nhượng nhưng vẫn sẵn sàng đối phó với khả năng chiến tranh.

- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

- Thể hiện thiện chí của Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ với Pháp.

- Quân Pháp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Nhân dân ta quyết không nhượng bộ lợi ích tối cao của dân tộc, Đảng quyết định phát động kháng chiến.

Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ của ta, nếu không, ngày 20/12/1946, Pháp sẽ hành động.

20 giờ, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc chính thức bắt đầu.

 

 

Công cụ đánh giá: Thang đo.

Tiêu chí

Mức độ đạt được

HS khai thác được các tư liệu về nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

 

HS trình bày được nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

 

 

Hoạt động 2. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm đầu tiên củ cuộc kháng chiến (1946 – 1950).

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 15.4 – 15.10, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.77 – 80 và trả lời câu hỏi: 

- Mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến.

- Theo em, những thắng lợi đầu tiên đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cuộc chiến đấu ở Hà Nội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Cuộc chiến đấu ở Hà Nội.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Tư liệu 15.4, 15.5, thông tin mục 2a SGK tr.77 và trả lời câu hỏi: 

+ Hãy mô tả thắng lợi của cuộc chiến đấu ở Hà Nội.

+ Theo em, thắng lợi của cuộc chiến đấu ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)(2 tiết)

15.4. Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường 

bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)(2 tiết)

15.5. Quân dân Hà Nội chiến đấu quả cảm trên đường phố

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về cuộc chiến đấu ở Hà Nội (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.77 để tìm hiểu về trận địa Hà Nội – mùa đông năm 1946. 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán ý”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội. Các đội chơi lần lượt quan sát hình ảnh/ video và thực hiện yêu cầu GV đưa ra. HS viết đáp án vào bảng phụ.

+ GV lần lượt nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và tìm ra đội thắng cuộc. 

Câu 1: Quan sát hình ảnh, video về Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội) và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình tượng các nhân vật của tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”?

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)(2 tiết)

Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội)

https://www.youtube.com/watch?v=usLOPcyYN8k 

(Từ đầu đến 1p20s).

Câu 2: Quan sát hình ảnh về chiến sĩ “Quyết tử” ôm bom ba càng đánh xe tăng địch trong những ngày Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh người chiến sĩ “Quyết tử”?

BÀI 15: NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1950)(2 tiết)

Chiến sĩ “Quyết tử” ôm bom ba càng đánh xe tăng địch 

trong những ngày Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS của Nhóm 1 mô tả và nêu ý nghĩa của thắng lợi của cuộc chiến đấu ở Hà Nội.

- GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đưa ra đáp án câu hỏi trò chơi:

 …………………..

2. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm đầu tiên củ cuộc kháng chiến (1946 – 1950)

a. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội

- Cuộc chiến đấu diễn ra từ 20 giờ, ngày 19/12/1946. 

- Ngày 17/2/1947, sau hai tháng chiến đấu dũng cảm (với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc chiến,...), Trung đoàn Thủ đô đã bảo vệ đầu não kháng chiến rút về căn cứ Việt Bắc an toàn.

→ Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. 

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay