Giáo án và PPT Mĩ thuật 10 Điêu khắc Kết nối Bài 2: Phù điêu
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Phù điêu. Thuộc chương trình Mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Điêu khắc. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 10 kết nối tri thức
BÀI 2: PHÙ ĐIÊU
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số tác phẩm phù điêu:
GV mời HS trình bày hiểu biết về phù điêu:
+ Định danh về phù điêu.
+ Điểm khác biệt của phù điêu với tranh, tượng.
Sản phẩm dự kiến:
+ Phù điêu là hình thức tạo đường nét, hình, khối trên một mặt phẳng. Không gian trong phù điêu được diễn tả bằng những độ cao, thấp, nông, sâu khác nhau. Trong phù điêu, mặt phẳng đóng vai trò là nền và hình, lớp, khối được đắp nổi hoặc khoét sâu trên đó.
+ Sự khác biệt của phù điêu so với tranh và tượng thể hiện ở hình nổi hoặc chìm, đặc điểm của khối so với mặt phẳng trong tranh hay khối lượng của tượng.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
Nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu.
Sản phẩm dự kiến:
Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu
- Hình: mang tính cách điệu cao, lược bỏ bớt các chi tiết không cần thiết, thể hiện những bố cục có nhiều lớp nhân vật và chiều sâu trong sáng tác.
- Không gian: mang tính ước lệ cao. Nhà điêu khắc sử dụng linh
hoạt các mảng trống của nền kết hợp với tạo hình của đối tượng thể hiện để thấy được các yếu tố lớp, diện; trong đó độ nông, sâu đóng vai trò quan trọng trong diễn tả không gian.
- Chất liệu kĩ thuật:
+ Mỗi vật liệu sử dụng trong điêu khắc nói chung, phù điêu nói riêng đem đến chất cảm riêng biệt. Sự thô ráp của đá đem đến cảm giác vững chắc, sang trọng. Tính thô, mộc của bề mặt gỗ cho cảm giác hiện đại, trang nhã.
+ Sự gia công tinh xảo ở bề mặt chất liệu kim loại tạo nên những hoạ tiết rõ ràng, sắc cạnh tạo cảm giác về sự thanh thoát, hiện đại và sang trọng.
Nhiệm vụ 2
GV trình chiếu cho HS quan sát một số cách phác hình trên bảng đất và phân tích cho HS:
Sản phẩm dự kiến:
Một số kĩ thuật thực hiện phù điêu
Phác hình trên bảng đất
- Lên ý tưởng về nội dung, bố cục cần thể hiện.
- Xây dựng tạo hình nhân vật, chủ thể cần thể hiện.
- Sử dụng nét để phác hình.
Tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất
- Cách tạo nét nông – sâu.
- Cách tạo hình theo cách khoét lõm hay đắp nổi.
- Cách tạo khối để có chiều sâu cho sản phẩm.
Nhiệm vụ 3
GV yêu cầu HS mô tả các bước thực hiện và thực hành, nắm được thao tác cần thiết trong thực hành SPMT phù điêu.
Sản phẩm dự kiến:
Các bước thực hiện một bức phù điêu
Tìm hiểu các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm
- Làm bảng đất:
+ Chuẩn bị đất sét và dụng cụ.
+ Nhào đất sét cho mềm.
+ Đắp đất sét lên một tấm gỗ.
+ Làm phẳng bề mặt.
+ Xén ngay ngắn tạo nên một bảng đất sử dụng trong tạo hình phù điêu.
- Phác thảo nhân vật và xây dựng bố cục: tạo hình cho phù điêu.
- Thực hiện tạo hình trên phù điêu: gọt đất tạo độ sâu cho hình.
- Hoàn thiện phù điêu:
+ Tạo mặt phẳng cho nền.
+ Tạo chi tiết cho hình.
+ Hoàn thiện phù điêu.
Tìm hiểu các bước thực hiện phù điêu từ đất sét bằng cách đắp nổi
- Tạo hình cho sản phẩm.
- Đắp đất, tạo chiều sâu cho hình của phù điêu.
- Tạo phẳng hình đã đắp nổi.
- Tạo chi tiết cho hình.
- Hoàn thiện phù điêu.
……………………….
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
GV hướng dẫn HS thảo luận trên các nội dung:
+ Yếu tố nhận diện phù điêu
Đặc điểm tạo hình trong phù điêu là gì?
Độ dày của hình thể trong phù điêu thể hiện điều gì?
+ Dụng cụ thực hiện một bức phù điêu
Những dụng cụ cơ bản trong thực hành SPMT phù điêu đất sét là gì?
Hãy mô tả chức năng của một số dụng cụ cơ bản.
+ Các bước thực hiện SPMT phù điêu:
Dạng phù điêu đất sét dùng kĩ thuật khoét lõm.
Dạng phù điêu đất sét dùng kĩ thuật đắp nối.
Dạng phù điêu làm từ những vật liệu khác.
+ Lựa chọn một đề tài để thực hiện phù điêu
Đề tài là gì?
Tạo hình tiêu biểu của đề tài này như thế nào?
Bố cục trong SPMT này sẽ như thế nào?
+ Cách biểu đạt cảm xúc thông qua kĩ thuật thể hiện phù điêu
Cách tạo chất trên bề mặt hình thể để tạo sự phong phú như thế nào?
Việc khoét lõm hay đắp nổi như thế nào để thể hiện được hình thể có chiểu sâu?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Thực hiện một sản phẩm mĩ thuật phù điêu từ vật liệu sẵn có để tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống Covid-19,....
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 10 kết nối tri thức
MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử mĩ thuật 10 kết nối tri thức