Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Phù điêu (11 tiết)

Giáo án bài 2: Phù điêu (11 tiết) sách mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Phù điêu (11 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: PHÙ ĐIÊU

(11 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Phù điêu và các ngôn ngữ tạo hình.
  • Một số kĩ thuật tạo tác phù điêu.
  • Các bước thực hiện một phù điêu với những chất liệu khác nhau.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Năng lực riêng:
  • Biết được một số đặc điểm của tác phẩm phù điêu.
  • Có kĩ năng thực hành phác thảo, thể hiện một bức phù điêu.
  1. Phẩm chất
  • Biết về ngôn ngữ tạo hình của phù điêu để xem, thực hành, từ đó có ý thức khi thưởng thức vẻ đẹp của phù điêu.
  • Có thêm được tình yêu với mĩ thuật thông qua hiểu biết đúng những loại hình điêu khắc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số tranh ảnh chụp tác phẩm phù điêu hoặc phù điêu (nếu có).
  • Đất sét, một số dụng cụ, vật liệu để thực hành phù điêu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Đất sét, một số dụng cụ, vật liệu để thực hành phù điêu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được phù điêu và một số ngôn ngữ tạo hình của thể loại này.
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát và đặt câu hỏi để làm rõ:

- Phù điêu là gì?

- Phù điêu biểu hiện thế nào trong cuộc sống.

  1. Sản phẩm: Nhận biết và có hiểu biết về nội dung theo yêu cầu.
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số tác phẩm phù điêu:

 

 

 

- GV mời HS trình bày hiểu biết về phù điêu:

+ Định danh về phù điêu.

+ Điểm khác biệt của phù điêu với tranh, tượng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin và vận dụng hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân về phù điêu:

+ Định danh về phù điêu.

+ Điểm khác biệt của phù điêu với tranh, tượng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Phù điêu là hình thức tạo đường nét, hình, khối trên một mặt phẳng. Không gian trong phù điêu được diễn tả bằng những độ cao, thấp, nông, sâu khác nhau. Trong phù điêu, mặt phẳng đóng vai trò là nền và hình, lớp, khối được đắp nổi hoặc khoét sâu trên đó.

+ Sự khác biệt của phù điêu so với tranh và tượng thể hiện ở hình nổi hoặc chìm, đặc điểm của khối so với mặt phẳng trong tranh hay khối lượng của tượng.

- GV dẫn dắt vào bài học: Phù điêu.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu.

- Giới thiệu một số kĩ thuật thực hiện phù điêu.

- Giới thiệu các bước thực hiện một bức phù điêu với hai dạng chất liệu khác nhau.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu và thực hành làm phù điêu trên chất liệu đất sét hoặc giấy.
  2. Sản phẩm: Một bức phù điêu ở chất liệu đất sét (hoặc giấy).
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông  tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu.

- GV hướng dẫn HS: Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu được thể hiện ở hình, không gian, chất liệu – kĩ thuật thể hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông  tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.20, 21 và thực hiện hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số cách phác hình trên bảng đất và phân tích cho HS:

- GV hướng dẫn HS thực hiện việc xây dựng bố cục nội dung cần thể hiện ra giấy.

- GV yêu cầu vẽ phác thảo hình cần thể hiện trên phù điêu ra giấy, lưu ý đến các đặc điểm về ngôn ngữ tạo hình của phù điêu.

- GV cho HS tiếp tục quan sát một số cách tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất và phân tích cho HS:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số cách phác hình trên bảng đất và lắng nghe GV phân tích.

- HS vẽ phác thảo hình cần thể hiện trên phù điêu ra giấy.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày cách vẽ phác thảo hình cần thể hiện trên phù điêu bằng giấy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm.

 

- GV yêu cầu HS mô tả các bước thực hiện và thực hành, nắm được thao tác cần thiết trong thực hành SPMT phù điêu.

- GV lưu ý HS:

+ Ở bước nhào đất sét cho mềm thì không để nhiều nước, tránh đất quá ướt, lâu khô.

+ Tạo bảng đất cần tính toán đến kích thước sản phẩm cần thực hiện (vuông hay chữ nhật). Nếu chữ nhật thì tỉ lệ các cạnh là như thế nào (1:2; 3:4....)? để có được kích thước này thì phần phác thảo cần rất cụ thể.

+ Khi phác thảo nhân vật và xây dựng bố cục cần căn cứ theo bản phác trên giấy để tránh phải miết đất để xoá nét nhiều.

 

+ Việc khoét, gọt đất để tạo độ dày cho hình cần cân nhắc đến mối tương quan giữa hình chính và hình phụ, giữa hình và nền để có sự chủ động, tránh không bị khoét lõm quá mức.

+ Khi tạo chi tiết cần lưu ý đến tính trang trí cho phù hợp, tránh tạo nhiều nét làm nát hình.

+ Phần hoàn thiện cần lưu ý tạo chất ở nền hay hình để có những cảm xúc về chất liệu khác nhau, tránh bị trơ hay đều quá.

- GV cho HS quan sát các bước thực hiện SPMT phù điêu từ đất sét bằng cách đắp nổi.

- GV yêu cầu HS mô tả các bước và những thao tác cần thiết trong việc đắp nổi tạo hình thể trong phù điêu.

- GV lưu ý HS:

+ Phác hình ở bảng đất để xác định hình thể cần đắp nổi.

+ Đắp nổi dày hay mỏng cần căn cứ vào mối tưởng quan giữa hình và nền cho hài hoà trong tổng thể chung.

+ Khi làm phẳng phần đắp nổi cần lưu ý tạo các diện, khối để thể hiện hình thể.

+ Đắp thêm các chi tiết để cho hình thể được sinh động hơn.

+ Phần hoàn thiện cũng cần lưu ý tạo chất ở nên hay hình để có những cảm xúc về chất liệu khác nhau, tránh bị trở hay đều quá.

- GV cho HS quan sát các bước thực hiện SPMT bức phù điêu từ các chất liệu giấy:

- GV yêu cầu HS mô tả các bước và thực hành để có được hiểu biết về những thao tác cần thiết trong việc thực hiện SPMT phù điêu từ chất liệu giấy bằng cách đắp nổi.

- GV lưu ý HS:

+ Cần xử lí giấy có độ mềm, ướt nhất định để đắp nổi.

+ Không đắp quá cao để tránh khi khô bị bong các mảng đã đấp.

+ Lựa chọn hoà sắc chủ đạo để vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm phù điêu.

 GV cho HS trao đổi về các cách thực hiện phù điêu và lựa chọn một cách để thực hiện SPMT phù điêu theo khả năng và sự chuẩn bị vật liệu của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm, từ đất sét bằng cách đắp nổi, từ các chất liệu giấy.

- HS mô tả các bước thực hiện và thực hành SPMT phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm, từ đất sét bằng cách đắp nổi, từ các chất liệu giấy.

- HS lựa chọn một cách để thực hiện SPMT phù điêu theo khả năng và sự chuẩn bị vật liệu của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS mô tả các bước thực hiện và thực hành SPMT phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm, từ đất sét bằng cách đắp nổi, từ các chất liệu giấy.

- GV mời đại diện một số HS trình bày SPMT phù điêu được thực hiện bằng một trong những kĩ thuật vừa học

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, qua sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

NHẬN BIẾT

Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu

- Hình: mang tính cách điệu cao, lược bỏ bớt các chi tiết không cần thiết, thể hiện những bố cục có nhiều lớp nhân vật và chiều sâu trong sáng tác.

- Không gian: mang tính ước lệ cao. Nhà điêu khắc sử dụng linh

hoạt các mảng trống của nền kết hợp với tạo hình của đối tượng thể hiện để thấy được các yếu tố lớp, diện; trong đó độ nông, sâu đóng vai trò quan trọng trong diễn tả không gian.

- Chất liệu kĩ thuật:

+ Mỗi vật liệu sử dụng trong điêu khắc nói chung, phù điêu nói riêng đem đến chất cảm riêng biệt. Sự thô ráp của đá đem đến cảm giác vững chắc, sang trọng. Tính thô, mộc của bề mặt gỗ cho cảm giác hiện đại, trang nhã.

+ Sự gia công tinh xảo ở bề mặt chất liệu kim loại tạo nên những hoạ tiết rõ ràng, sắc cạnh tạo cảm giác về sự thanh thoát, hiện đại và sang trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số kĩ thuật thực hiện phù điêu

Phác hình trên bảng đất

- Lên ý tưởng về nội dung, bố cục cần thể hiện.

- Xây dựng tạo hình nhân vật, chủ thể cần thể hiện.

- Sử dụng nét để phác hình.

Tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất

- Cách tạo nét nông – sâu.

- Cách tạo hình theo cách khoét lõm hay đắp nổi.

- Cách tạo khối để có chiều sâu cho sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bước thực hiện một bức phù điêu

Tìm hiểu các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm

- Làm bảng đất:

+ Chuẩn bị đất sét và dụng cụ.

+ Nhào đất sét cho mềm.

+ Đắp đất sét lên một tấm gỗ.

+ Làm phẳng bề mặt.

+ Xén ngay ngắn tạo nên một bảng đất sử dụng trong tạo hình phù điêu.

- Phác thảo nhân vật và xây dựng bố cục: tạo hình cho phù điêu.

- Thực hiện tạo hình trên phù điêu: gọt đất tạo độ sâu cho hình.

- Hoàn thiện phù điêu:

+ Tạo mặt phẳng cho nền.

+ Tạo chi tiết cho hình.

+ Hoàn thiện phù điêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu các bước thực hiện phù điêu từ đất sét bằng cách đắp nổi

- Tạo hình cho sản phẩm.

- Đắp đất, tạo chiều sâu cho hình của phù điêu.

- Tạo phẳng hình đã đắp nổi.

- Tạo chi tiết cho hình.

- Hoàn thiện phù điêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu các bước thực hiện một bức phù điêu từ các chất liệu giấy

- Ngâm giấy vào nước cho mềm.

- Phác hình, xây dựng bố cục.

- Đắp nổi giấy qua xử lí lên hình.

- Đắp nổi giấy kín các hình.

- Vẽ màu lên hình và hoàn thiện sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay