Giáo án và PPT Toán 5 Kết nối bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang. Thuộc chương trình Toán 5 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 5 kết nối tri thức
BÀI 26: HÌNH THANG. DIỆN TÍCH HÌNH THANG
TIẾT 1: HÌNH THANG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói và trả lời một số câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
1. Hình thang
- Hình thang là hình tứ giác có một cặp cạnh đối diện song song.
- GV giới thiệu: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là hai cạnh đáy. Trong đó AB là đáy nhỏ, DC là đáy lớn. Hai cạnh AD và BC là hai cạnh bên.
2. Đường cao của hình thang
- GV giới thiệu:
+ Trong hình thang ABCD, ta vẽ đoạn thẳng AH vuông góc với một đáy của hình thang (đáy DC).
AH là đường cao của hình thang ABCD.
+ Độ dài AH là chiều cao.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm của hình thang: có hai đáy song song, hai cạnh bên; hình thang có chiều cao vuông góc với hai đáy.
- HS hoàn thành bài tập 1 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 1: Các hình là các hình thang
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu:
- HS vận dụng được việc nhận biết được các đặc điểm của hình thang để giải quyết một số tình huống thực tế.
- HS hoàn thành các bài tập 2;3 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT2
- Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT3
- Bài tập trắc nghiệm
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 2:
+ Các vật có dạng hình thang trong SGK là: kệ trang trí, đền thả trần, mặt bàn.
+ Một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang: Kệ sách, chậu cây cảnh, giá đỡ,...
Bài tập 3:
+ Chóng chóng được tạo thành từ 4 hình thang.
+ Chong chóng có 4 cánh, mỗi cánh chong chóng có dạng một hình thang vuông.
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Hình dưới đây hình gì?
A. Hình vuông. |
B. Hình thang. |
C. Hình chữ nhật. |
D. Hình tam giác. |
Câu 2: Hình thang MNPQ có:
A. Cạnh bên MQ là đường cao. |
B. Cạnh đáy là MQ và NP. |
C. Cạnh đáy là MM và NP. |
D. Chiều cao là cạnh QP. |
TIẾT 2: VẼ HÌNH THANG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu hình ảnh Khởi động, yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
1. Vẽ hình thang
- GV giới thiệu: Để vẽ hình thang ABCD với hai đáy AB và CD, ta có thể vẽ như sau:
+ Vẽ đoạn thẳng AB.
+ Vẽ đoạn thẳng DC song song với AB.
+ Nối A và D với B và C ta được hình thang ABCD với hai đáy AB và DC.
2. Các bước vẽ hình thang
Để vẽ hình thang, ta thực hiện như sau:
+ Xác định và vẽ một cạnh đáy của hình thang (cạnh đáy bé).
+ Vẽ cạnh đáy thứ hai (cạnh đáy lớn) song song với cạnh đáy bé.
+ Nối các điểm lại với nhau hình thang.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - HS vẽ được hình thang.
- HS hoàn thành bài tập 1;2 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 1: Vẽ hình thang MNPQ có đáy là MN và QP, ta làm như sau:
+ Vẽ đoạn thẳng MN.
+ Vẽ đoạn thẳng QP song song với đoạn MN.
+ Nối M với Q và N với P ta được hình thang MNPQ với hai đáy là MN và QP.
Bài tập 2: Hình vẽ của Mai và Việt đều có cặp cặp đối song song với nhau.
Cả hai bạn Mai và Việt đều vẽ đúng yêu cầu.
Cách vẽ của bạn Mai dễ thực hiện hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu:
- HS vận dụng vẽ hình thang để vẽ theo mẫu và vận dụng trong một số tình huống thực tế.
- HS hoàn thành bài tập 3;4 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT3
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT4
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 3: Cách vẽ:
+ Ta có thể vẽ hình 1, 2 hoặc ba trước.
+ Đếm số ô vuông để xác định độ dài cạnh đáy, khoảng cách giữa các hình.
+ Hình 1: độ đài cạnh đáy là 3, cạnh bên là 2.
+ Hình 2: độ dài cạnh đáy và cạnh bên đều bằng nhau và bằng 4.
+ Hình 3: độ đài cạnh đáy là 3, cạnh bên là 2.
+ Khoảng cách giữa hình 1 và hình 2 là 1, hình 2 và hình ba là 1.
Bài tập 4: Vẽ hình
TIẾT 3: DIỆN TÍCH THANG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu hình ảnh Khởi động, yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- GV nêu cách tính diện tích hình thang:
“Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị) rồi chia cho 2”.
- GV giới thiệu dẫn công thức tính diện tích hình thang:
Trong đó: S là diện tích; a và b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- HS tính được diện tích hình thang.
- HS hoàn thành bài tập 1;2 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;GV chiếu bài tập trắc nghiệm, thực hiện nhanh các bài được giao để tìm ra đáp án đúng nhất.
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1
- Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2
- Hoàn thành BT trắc nghiệm
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 1:
a) Diện tích hình thang là: (4 + 6) 3 : 2 = 15 (cm2)
b) Diện tích hình thang là: (11 + 9) 8 : 2 = 80 (cm2)
Đáp số: a) 15 cm2;
b) 80 cm2.
Bài tập 2:
Diện tích một mặt bàn hình thang là: (120 + 60) 55 : 2 = 4 950 (cm2)
Diện tích mặt bàn đa năng là: 4 950 6 = 29 700 (cm2)
Đáp số: 29 700 cm2.
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Diện tích hình thang ABCD là?
A. 15,5 cm2 B. 13,5 cm2 C. 16,5 cm2 D. 17,5 cm2
Câu 2: Diện tích hình thang ABEC là?
A. 17 cm2 B. 20 cm2 C. 15,5 cm2 D. 15 cm2
Câu 3: Tính diện tích hình thang, biết: Độ dài hai đáy lần lượt là 15cm và 1,4dm; chiều cao là 5dm
A. 72,5 cm2 B. 7,25 cm2 C. 17,25 cm2 D. 172,5cm2
Câu 4: Tính diện tích hình thang có đáy lớn dài 25 cm; đáy bé bằng nửa đáy lớn và chiều cao bằng 10 cm.
A. 177,5 cm2 B. 187,5 cm2 C. 167,5 cm2 D. 157,5 cm2
Câu 5: Tính diện tích hình thang có chiều cao bằng 4dm. Đáy bé gấp 0,8 lần chiều cao và kém đáy lớn 1,2dm.
A. 15,6 dm2 B. 16,6 dm2 C. 17,6 dm2 D. 18,6 dm2
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: - HS vận dụng cách tính diện tích hình thang để giải quyết một số tình huống thực tế.
- HS hoàn thành bài tập 3 ở mục hoạt động.
Yêu cầu: GV tổ chức các nhiệm vụ, yêu cầu HS lần lượt thực hiện;
- Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT3
Sản phẩm dự kiến:
Bài tập 3:
Diện tích mảnh đất hình thang vuông là: (9 + 7) 13 : 2 = 104 (m2)
Đáp số: 104 m2.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 5 kết nối tri thức