Kênh giáo viên » Vật lí 7 » Giáo án Vật lí 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án Vật lí 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 7 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tuần 20 – Bài 18 - Tiết 20

HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

+ HS biết được chỉ có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm. Hiểu được rằng hai loại điện tích trái dấu thì hút nhau, hai loại cùng dấu thì đẩy nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. Nguyên tử luôn trung hoà về điện.

+ Biết được vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectrôn, mang điện tích dương khi mất bớt êlectrôn.

  1. Năng lực: Bồi dưỡng cho HS năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác....
  2. CHUẨN BỊ:
  3. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: 2 thanh nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, giá đỡ thanh nhựa, mảnh pôliêtilen dài khoảng 30cm, rộng 5cm.

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.

- Bảng phụ H18.4.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thúc cũ, tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

b) Nội dung: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở, nghiên cứu tình huống.

c) Sản phẩm: HS nêu được cách làm một vật nhiễm điện và các tính chất của một vật nhiễm điện. Tuy nhiên, lại không biết được khi hai vật nhiễm điện đưa lại gần nhau thì sẽ sảy hiện tượng gì?

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên yêu cầu:

? Người ta làm một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những khả năng gì? Lấy 1 ví dụ thực tế minh hoạ. ? Chữa bài 17. 3

- Học sinh tiếp nhận: HS thực hiện các yêu cầu của GV.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

- Giáo viên: Yêu cầu HS trả lời, HS dưới lớp chú ý lắng nghe để nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Làm lại thí nghiệm bài 17.3 và nói: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. Nhưng nếu có hai vật nhiễm điện để gần nhau thì giữa chúng có hiện tượng gì xảy ra? Chúng sẽ hút nhau hay đẩy nhau?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Các loại điện tích này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu:

+ HS biết được chỉ có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm.

+ Hiểu được rằng hai loại điện tích trái dấu thì hút nhau, hai loại cùng dấu thì đẩy nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. Nguyên tử luôn trung hoà về điện.

+ Biết được vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectrôn, mang điện tích dương khi mất bớt êlectrôn.

b) Nội dung: hoạt động cá nhân,cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1

Làm thí nghiệm 1: Sự đẩy nhau.

? Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 18.1, 18.2 cho cô biết

? Mục tiêu của thí nghiệm là gì?

?để làm thí nghiệm 1 thì ta cần sử dụng những dụng cụ gì?

? Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

Giáo viên làm mẫu và nêu các chú ý cho học sinh khi làm để thí nghiệm thành công.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

? Nêu kết quả của thí nghiệm?

? Tại sao chúng nhiễm điện cùng loại? Khi đưa hai vật mang điện cùng loại lại gần nhau thì sảy ra hiện tượng gì?

 

Hoạt động 2. Làm thí nghiệm 2--> Sự hút nhau.

? Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 18.1, 18.2 cho cô biết để làm thí nghiệm 1 thì ta cần sử dụng những dụng cụ gì?

? Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

? Dự đoán hiện tượng xảy ra.

Giáo viên làm mẫu và nêu các chú ý cho học sinh khi làm để thí nghiệm thành công.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

? Nêu kết quả của thí nghiệm?

?Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh giống nhau hay khác nhau? Khi bị cọ xát chúng có nhiễm điện cùng loại không?

?Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì?

? Từ 2 thí nghiệm trên rút ra kết luận gì về các vật nhiễm điện cùng loại và khác loại.

HS: Đọc kết luận trong Sgk.

GV: Thông báo quy ước điện tích âm, điện tích dương như Sgk.

HS: Đọc lại quy ước.

? Hai thanh nhựa trong thí nghiệm 1 nhiễm điện gì. Thanh thuỷ tinh trong thí nghiệm 2 nhiễm điện gì? Tại sao?

? thanh nhựa và mảnh vải hút nhau, điều này cho ta biết gì?

HS:thanh nhựa và mảnh vải nhiễm điện khác loại

Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử.

GV: Chuyển ý như Sgk

GV: Treo tranh H18.4

? Qua tranh vẽ, đọc Sgk để trả lời câu hỏi: + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trên tranh vẽ đâu là hạt nhân, đâu là các electron?

+ Hạt nhân mang điện tích gì? ở vị trí nào? các êlectrôn mang điện tích gì? Chuyển động như thế nào?

+ Số êlectrôn và điện tích dương của hạt nhân như thế nào với nhau?

Nguyên tử ở trạng thái trung hoà khi nào?

+ Các êlectrôn còn có đặc điểm gì mà ngoài đặc điểm chuyển động xung quanh hạt nhân.

GV: Giới thiệu sơ lược về cấu tạo nguyên tử .

HS: Đọc lại trong Sgk.

GV: Nêu một số thông báo để ghi nhớ.

Nguyên tử rất nhỏ: Xếp 10 triệu nguyên tử kề nhau được 1 đoạn 1mm

+ Nguyên tử luôn luôn trung hoà điện.

+ Các êlectrôn trong nguyên tử luôn luôn dịch chuyển.

I. Hai loại điện tích.

a) Thí nghiệm 1:

* Dụng cụ :

* Tiến hành:

* Kết quả:

- Khi chưa cọ sát thì chúng không hút, không đẩy nhau.

- Khi hai mảnh ni lông cùng được cọ sát bằng miếng vải len thì chúng đẩy nhau.

- Khi hai thanh nhựa cùng được cọ sát bằng mảnh vải khô thì chúng đẩy nhau.

* Nhận xét:

Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

 

b) Thí nghiệm 2.

* Dụng cụ :

* Tiến hành:

* Kết quả:

 

 

* Nhận xét :

Thanh thuỷ tinh và thanh nhựa nhiễm điện hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

 

 

c) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

 

* Quy ước : SGK

 

C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì thanh nhựa và mảnh vải hút nhau, điều này chứng tỏ thanh nhựa và mảnh vải nhiễm điện khác loại. Mà thanh nhực nhiễm điện âm nên mảnh vải mang điện tích dương.

 

 

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

 

Nguyên tử

( Trung hoà điện)

 


Hạt nhân Các êlectrôn(di chuyển)

    
    

 


- mang điện tích + - mang đtích -, nhỏ

- ở tâm ntử - chuyển động xung quanh

hạt nhân

    
  
   
 

 

 

 


-

Êlectrôn

 


 
  

 

 

 


Hạt nhân

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

+ HS có kỹ năng phân biệt và nhận biết các loại điện tích, nhận xét được khi nào các điện tích hút nhau, đẩy nhau.

+ Nhận biết được cấu tạo nguyên tử.

b) Nội dung: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

c) Sản phẩm: HS làm được các bài tập có liên quan, giải thích được các hiện tượng có liên quan đến sự nhiễm điện.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu thực hiện :

? Đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.

? Êlectroon nghĩa là gì? Còn gọi là gì nữa?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

? Trước khi cọ sát các vật có điện tích dương, diện tích âm hay không?

? Các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

?Tại sao trước khi cọ sát các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

? Sau khi cọ sát, thước nhựa mang điện tích gì?Vì sao?mảnh vải mang điện tích gì?Vì sao?

- HS tiếp nhận và trả lời:

C2: Trước khi cọ xát, bên trong vật đều có các điện tích dương và điện tích âm. điện tích dương ở hạt nhân, điện tích âm ở các hạt êlectrôn cấu tạo nên vật.

C3: Khi chưa cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện.

C4: Sau khi cọ xát vật nhận thêm 2 êlectrôn là thước nhựa --> sẽ nhiễm điện âm, mảnh vải mất 2 êlectrôn ---> sẽ nhiễm điện dương

- GV: Nhận xét và chữa các câu hỏi để HS ghi vở.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

+ HS có sự liên hệ giữa bài học với thực tiễn

+ Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

c) Sản phẩm: HS yêu thích tìm hiểu cuộc sống

d) Tổ chức thực hiện:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết”.

+ Làm các BT trong SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

Giáo án Vật lí 7 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 7 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 7 kì 2, vật lí 7 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 7 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay