Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 9 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tuần 2 – Bài 4 - Tiết 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

-Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.

- Mô tả cách bố trí thí nghiệm kiểm tra lại hệ thức đưa ra.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và bài tập đoạn mạch nối tiếp.

- Lắp mạch điện và sử dụng các dụng cụ đo.

- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.

  1. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.

  1. 3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

+ 7 dây dẫn dài 30cm.

+ 1 nguồn điện 6V; 3 điện trở mẫu (6; 10, 16 )

+ 1 ampe kế ( 0,1 - 1,5A), 1 vôn kế ( 0,1 - 6V), 1 công tắc.

  1. Học sinh:

Mỗi nhóm chuẩn bị:

+ 7 dây dẫn dài 30cm.

+ 1 nguồn điện 6V; 3 điện trở mẫu (6; 10, 16 )

+ 1 ampe kế (0,1 - 1,5A), 1 vôn kế ( 0,1 - 6V), 1 công tắc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp hoàn thành yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Các công thức tính I và U trong đoạn nối tiếp 2 đèn đã học ở lớp 7.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nhớ lại kiến thức cũ đã học ở lớp 7 về HĐT và CĐDĐ của đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp.

+ Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn có quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính?

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn?

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm theo yêu cầu, nhớ lại kiến thức.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Trong mỗi bóng đèn đều có điện trở thì 2 công thức tính trên vẫn dùng được trong trường hợp mắc các điện trở nối tiếp, ngoài ra còn các đại lượng và công thức nào chúng ta cùng vào bài học hôm nay

GV ghi bảng chính)

I1 = I2 = I (1)

 

U1 + U2 = U (2)

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. (10 phút)

a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức liên quan và liên hệ kiến thức mới.

b) Nội dung

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời: C1,C2.

- Phiếu học tập của nhóm

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Trả lời C1.

+ Trả lời C2.

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, Trả lời: C1, C2 và các yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1, C2.

- Giáo viên: Nêu công thức định luật Ôm và rút ra U1 , U2 chứng minh công thức (3).

- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS: Trình bày kết quả hoạt động

+ Các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.

 

C1: Trong mạch điện H4.1 có R1 nt R2 nt (A)

 

C2: U = IR

Vì R1 nt R2 nên I1 = I2 (3)

 

Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.(15 phút)

a) Mục tiêu:

-Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.

- Mô tả cách bố trí thí nghiệm kiểm tra lại hệ thức đưa ra.

b) Nội dung

- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm: Câu C3

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc SGK để biết thế nào gọi là điện trở tương đương.

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở nối tiếp được tính như thế nào?

+ Hoàn thành câu C3.

Công thức (4) đã được chứng minh bằng lí thuyết để khẳng định công thức này chúng ta tiến hành TN kiểm tra.

+ Với những dụng cụ TN đã phát cho các nhóm các em hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra.

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc SGK, chứng minh C3.

+ Nêu cách kiểm tra, dụng cụ, tiến hành.

+ Mắc mạch điện theo sơ dồ H4.1 Kết luận.

+ Nhóm trư­ởng phân công, điều hành hoạt động nhóm.

+ Thảo luận, báo cáo kết quả.

- Giáo viên:

Hướng dẫn HS C3 :

+ Viết biểu thức liên hệ giữa UAB , U1 và U2.

+ Viết biểu thức tính trên theo I và R tương ứng.

+ Theo dõi, h­ướng dẫn các nhóm làm TN.

+ Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng TN, báo cáo kết quả.

+ Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm.

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.

1. Điện trở tương đương.

 

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nt.

C3:

Vì R1 nt R2

nên UAB = U1 + U2

IAB . R = I1. R1 + I2. R2

Mà IAB = I1 = I2

R = R1 + R2 (dpcm) (4)

4. Kết luận: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần R = R1 + R2.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

a) Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

b) Nội dung

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp.

c) Sản phẩm

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C4, C5/SGK và các yêu cầu của GV.

- Phiếu học tập của nhóm:

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc phần ghi nhớ trong SGK.

+ Trả lời C4, C5/SGK

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận cặp đôi, nghiên cứu trả lời C4, C5/SGK

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. Làm TN kiểm tra C4.

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện các cặp báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

+ Qua C4 GV mở rộng, chỉ cần 1 công tắc điền khiển đoạn mạch mắc nối tiếp.

+ Từ kết quả C5, mở rộng:

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 3 điện trở nối tiếp bằng tổng các điện trở.Trong đoạn mạch có n điện trở nối tiếp thì điện trở tương đương bằng n.R.

III/Vận dụng:

 

*Ghi nhớ/SGK.

C5:

+ Vì R1 nt R2 do đó điện trở tương đương R12:

R12 = R1 + R2 = 20 + 20 = 40 . Mắc thêm R3 vào đoạn mạch trên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là:

RAC = R12 + R3 = 40 + 20 = 60 .

+ RAC lớn hơn mỗi điện trở thành phần.

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài 5 “Đoạn mạch song song”.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 4.1 -> 4.10/SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Kiểm tra vở bài tập

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

BTVN: bài 4.1 -> 4.10/SBT

 

 

     

 

* Hướng dẫn về nhà

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài 5 “Đoạn mạch song song”.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 4.1 -> 4.10/SBT.

 

Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 9 kì 1được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 9 kì 1, vật lí 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 9 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay