Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn khoa học tự nhiên(KHTN) 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 29: VIRUS

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm virus.

- Mô tả được hình đạng và cấu tạo của virus.

- Nêu được vai trò và ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Phân biệt được virus với vi khuẩn.

- Trình bày được một số bệnh do virus và cách phòng, tránh bệnh do virus gây ra.

- Nâng cao được năng lực hợp tác trong học tập

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Tranh, ảnh mô phỏng cấu tạo một số loại virus.

- Tranh, ảnh các loại virus có các dạng hình dạng khác nhau (virus Ebola, HIV, virus

đậu mùa,...).

- Slide, ppt ( nếu có)

2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: HS có hiểu biết về virus và dự đoán những biện pháp phòng tránh
  3. Nội dung: đưa ra ví dụ về về một số bệnh phổ biến và dư đoán một số biện pháp phòng tránh
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV giới thiệu thông tin mục khởi động trong SGK đặt câu hỏi cho HS: Các em đã từng biết đến virus chưa? Virus là gì?

Gv có thể cung cấp thông tin cho HS về bệnh sốt xuất huyết trung gian truyền bệnh, tỉ lệ tử vong,.... từ đó hỏi HS cách phòng bệnh sốt xuất huyết nói riêng và dẫn dắt:

Có phải cách phòng bệnh đó áp dụng được với tất cả các bệnh do virus gây ra hay không? Sau học đọc xong bài này các em sẽ biết được câu trả lời chính xác...

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đa dạng virus

  1. Mục tiêu: HS nắm được thông tin đa dạng virus
  2. Nội dung: HS sử dụng tranh, ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu đọc thông tin trong mục I dựa vào đó để nêu khái niệm virus và nhận xét kích thước của virus so với tế bào các loài khác

+ Sau khi tìm hiểu về kích thước virus, GV yêu cầu HS đọc SGK về hình dạng virus

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát tranh, ảnh của các virus có hình dạng khác nhau và phân chia chúng vào các nhóm hình dạng phù hợp

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv gọi 1 HS phát biểu, HS còn lại nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

1. Đa dạng virus

Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống.

Kích thước: nhỏ

Virus có 3 dạng:

+ Dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...)

+ Dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...)

+ Dạng hỗ hợp ( thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...)

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của virus

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức phân biệt được cấu tạo vi khuẩn, virus
  2. Nội dung: HS sử dụng tranh, ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cung cấp hình ảnh một virus chưa có chú thích các thành phần, HS tự tìm hiểu thông tin trong SGK để chú thích vào hình và cho biết:

Câu 1. Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không? Giải thích.

Câu 2. Quan sát hình 5.2 và hình 3.2 (bài 3 chương VI), hãy phân biệt vi khuẩn và virus.

- GV tổ chức hoạt động nhóm, chia lớp thành các nhóm gồm 4-6 HS để trả lời câu hỏi và hoạt động trong SGK và hoàn thành PHT1

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát và hoàn thiện PHT1

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi HS trả lời và thu lại PHT1

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv nhận xét đánh giá, bổ sung kiến thức:

+ Virus không phải là một cơ thể sống. Bởi vì chúng không có cấu tạo tế bào, không thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng,... Chúng phải sống dựa vào vật chủ và nếu không có chủ thể thì virus chỉ là vật không sống.

+ Đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn khác với virus đó là: vi khuẩn được cấu tạo nên từ tế bào, virus thì không.

II. Cấu tạo của virus

Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần:

+ Vỏ protein

+ Lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN)

Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glicoprotein.

CH:

Tên virus

Hình ảnh virus

Tên thành phần cấu tạo virus

HIV

1- protein

2- vật chất di truyền

Sởi

1- protein

2-vật chất di truyền

Dại

1- protein

2-vật chất di truyền

Dengue

1- protein

2-vật chất di truyền

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của virus

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của virus thông qua liên hệ thực tế
  2. Nội dung: HS đọc thông tin để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS đọc SGK và kết hợp hiểu biết của mình và nêu những điều đã biết về vai trò và ứng dụng của virus

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện theo yêu cầu cảu HS ghi lại những vai trò và ứng dụng của virus

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS đứng phát biểu trước lớp, các HS còn lại nhận xét bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nghe và chốt kiến thức

III. Vai trò và ứng dụng của virus

+ Ứng dựng rộng rãi trong y hoạc và nông nghiệp

+ Sử dụng trong xản xuất vaccine

+ Sản xuất chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein,...

+ Dùng để sản xuất thuốc trừ sâu cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác góp phần tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và chất lượng

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số bệnh cho virus và cách phòng bệnh

  1. Mục tiêu: HS biết được các tác hại của virus và đưa ra cách phòng bệnh do virus
  2. Nội dung: HS sử dụng tranh ảnh kết hợp thực tiễn tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS đọc SGK mục IV. Yêu cầu HŠ trình bày ngắn gọn tác hại của virus.

GV giới thiệu một số bệnh phổ biến ở người do virus gây ra như: viêm gan B, HIV/AIDS, Covid-19 (xuất hiện năm 2019)... Yêu cầu HS từ những kiến thức đã biết hãy nêu các con đường lây truyển các bệnh trên, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh. Biện pháp nào là hữu ích nhất?

+ Kể tên các loại vaccine mà em biết.

+ Em có biết mình đã từng được tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau?

+ Nêu cách phòng tránh các bệnh do virus gây ra.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc, nghiên cứu và hoàn thành câu hỏi gv đưa ra

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 1 số HS trả lời, số HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV giải thích thêm cho HS về cơ chế của vaccine trong việc phòng bệnh: Vaccine tạo từ chính vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu được tiêm bào cơ thể giúp cơ thể “ làm quen trước” với mầm bệnh và tìm được cách đối phó với chúng

IV. Một số bệnh do virus và cách phòng bệnh

1. Một số bệnh do virus

+ Ở người: thủy đậu, quai vị, viêm gan B, cúm, COVID 19,… ( 90% lây qua đường hô hấp)

+ Ở động vật: tai xanh ở lợn, lở mồm ở trâu bò, cúm gia cầm,…

+ Ở thực vật: khảm ở cây đậu, xoăn lá cà chua,…

2. Phòng bệnh do virus

+ Hiểu về con đường truyền bệnh để có các hành động phù hợp tránh lây bệnh ( VD: Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng,….)

+ Sử dụng vaccine

C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  2. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  4. Tổ chức thực hiện:

GV đưa ra bài tập luyện tập cho HS :

Câu 1. Virus là gì? Nêu cấu tạo một virus.

Câu 2. Chọn một câu trả lời đúng.

  1. Virus là những tế bào có kích thước nhỏ.
  2. Virus chưa có cấu tạo tế bào.
  3. Virus có khả nắng tồn tại và nhân lên ngoài không khi.
  4. Vaccine có thể phòng được tất cả các bệnh do virus.

Câu 3. Những bệnh nào sau đây do virus gây ra?

  1. HIV/AIDS, sốt xuất huyết, cám, hắc lào.
  2. Tay chân miệng, lao, dậu mùa, viêm gan B.
  3. Cúm, quai bị, viêm gan B, thuỷ đậu.
  4. Tả, viêm gan B, đau mắt hột, herpes.

Câu 4*. Một số loại vaccine, ví dụ như vaccine phòng đại được khuyến cáo không nên

tiêm trừ khi bị chó, méo cản. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………….

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử và địa lí 6 kì 2 sách Kết nối tri thức và cuộc sống, giáo án được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình lịch sử và địa lí lớp 6 kì 2. 

Phí tải giáo án:

  • 350.000/học kì
  • 600.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: giáo án KHTN 6, GA KHTN 6 kết nối, GA kết nối tri thức KHTN 6

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay