Nội dung chính Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 3: Bản vẽ kĩ thuật sách Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 3. BẢN VẼ KĨ THUẬT 

 

I. BẢN VẼ CHI TIẾT

Nội dung bản vẽ chi tiết

Bản vẽ chi tiết ở Hình 3.2 cho ta biết các thông tin: hình dạng và kích thước của vòng đệm; yêu cầu kĩ thuật; vật liệu; tỉ lệ.

- Công dụng: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.

- Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Yêu cầu kĩ thuật

+ Khung tên

Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản

- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết vòng đệm (Bảng 3.1)

  1. Khung tên
  2. Hình biểu diễn
  3. Kích thước
  4. Yêu cầu kĩ thuật

- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gối đỡ như sau:

Trình tự đọc

Nội dung

Thông tin chi tiết gối đỡ

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Vật liệu

- Tỉ lệ

- Gối đỡ

- Thép

- 1 : 1

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác (nếu có)

- Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng.

- Không có hình biểu diễn khác.

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết.

- Kích thước các phần của chi tiết.

- 50 × 25 × 25

- Cấu tạo ngoài gồm 2 khối chữ nhật kết nối với nhau, khối dưới kích thước 50 × 25 × 10, khối trên kích thước 30 × 25 × 15. Bên trong có một lỗ trụ xuyên suốt đường kính 20.

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công

- Xử lí bề mặt

- Làm tù cạnh

- Mạ kẽm

 

II. BẢN VẼ LẮP

Nội dung bản vẽ lắp

+ Các hình biểu diễn: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng.

+ Các chi tiết được lắp với nhau: bu lông M20; đai ốc M20; vòng đệm; chi tiết ghép 1, 2.

- Công dụng: Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy; dùng làm tài liệu để lắp đặt, vận hành và kiểm tra sản phẩm.

- Các nội dung của bản vẽ lắp: 

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Bảng kê

+ Khung tên

Đọc bản vẽ lắp đơn giản

- Trình tự đọc bản vẽ lắp bu lông, đai ốc (Bảng 3.3)

  1. Khung tên
  2. Bảng kê
  3. Hình biểu diễn
  4. Kích thước
  5. Phân tích chi tiết
  6. Tổng hợp

- Trình tự đọc bản vẽ lắp của bộ bản lề:

Trình tự đọc

Nội dung đọc

Kết quả đọc bản vẽ lắp của bộ bản lề

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm.

- Tỉ lệ bản vẽ.

- Bộ bản lề.

- 1 : 1.

2. Bảng kê

Tên gọi chi tiết và số lượng.

- Bản lề (1), số lượng 2.

- Vòng đệm (2), số lượng 1.

- Chốt (3), số lượng 1.

3. Hình biểu diễn

Tên gọi các hình chiếu.

Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.

4. Kích thước

- Kích thước chung.

- Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết.

- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

- 100; 20; 78.

- Kích thước lắp giữa các chi tiết (3) với các chi tiết (1), (2) đều là 10.

- 40; 33.

5. Phân tích chi tiết

Vị trí của các chi tiết.

Bản lề (1); vòng đệm (2); chốt (3).

6. Tổng hợp

Trình tự tháo lắp.

- Tháo chi tiết 1 bên dưới - 2 - chi tiết 1 ở trên - 3.

- Lắp chi tiết 3 - chi tiết 1 phái trên - 2 - chi tiết 1 dưới.

III. BẢN VẼ NHÀ

Nội dung bản vẽ nhà

+ Các hình biểu diễn: Mặt cắt B - B; mặt đứng A - A; mặt bằng.

+ Bản vẽ cho biết các thông tin: Các kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao; số phòng và kích thước các phòng.

- Công dụng: Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà; được dùng để thi công xây dựng ngôi nhà.

- Các hình biểu diễn của bản vẽ nhà:

+ Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

+ Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà đươc cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng,...

+ Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh.

Đọc bản vẽ nhà đơn giản

- Trình tự đọc bản vẽ nhà ở (Bảng 3.4)

  1. Khung tên
  2. Hình biểu diễn
  3. Kích thước
  4. Các bộ phận chính

- Trình tự đọc bản vẽ nhà một tầng:

Trình tự đọc

Nội dung đọc

Kết quả đọc bản vẽ nhà

1. Khung tên

- Tên gọi ngôi nhà.

- Tỉ lệ.

- Nhà một tầng.

- 1 : 100.

2. Hình biểu diễn

Tên gọi các hình biểu diễn

- Mặt đứng.

- Mặt bằng.

- Mặt cắt.

3. Kích thước

- Kích thước chung.

- Kích thước từng bộ phận.

- 15 660 × 4 500 × 6 350

- Phòng khách, bếp ăn: 5 000 × 4 500.

- Hai phòng ngủ mỗi phòng: 3 400 ×    3 150.

- Phòng vệ sinh: 3 150 × 3 000.

- Hành lang: 9 300 × 1 350.

- Mái cao: 2 200; tường cao: 3 700; nền cao: 450.

4. Các bộ phận

- Số phòng.

- Số cửa đi và cửa sổ.

- Các bộ phận khác.

- 1 phòng khách, bếp ăn, 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh.

- 1 cửa đi 2 cánh, 3 cửa đi 1 cánh, 2 cửa sổ kép.

- Hành lang.



=> Giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay