Nội dung chính Công nghệ 8 Kết nối tri thức bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật sách Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
BÀI 1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
I. KHỔ GIẤY
- Các kích thước khổ giấy:
Bảng 1.1. Các khổ giấy chính
Kí hiệu | Kích thước (mm) |
A0 | 1 189 × 841 |
A1 | 841 × 594 |
A2 | 594 × 420 |
A3 | 420 × 297 |
A4 | 297 × 210 |
- Cách tạo các khổ giấy chính từ khổ A0: Chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn.
- Cách vẽ khung bản vẽ, khung tên:
+ Chiều rộng lề bên trái là 20 mm. Tất cả các lề khác rộng 10 mm.
+ Khung tên của bản vẽ kĩ thuật để ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ.
+ Đối với khổ A4 , khung tên được đặt ở cạnh ngắn (thấp hơn của vùng vẽ).
II. TỈ LỆ
- Một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn:
Bảng 1.2. Một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Tỉ lệ thu nhỏ | Tỉ lệ giữ nguyên | Tỉ lệ phóng to |
1 : 2 1 : 100 | 1 : 1 | 2 : 1 100 : 1 |
1 : 5 1 : 200 | 5 : 1 200 : 1 | |
1 : 10 1 : 500 | 10 : 1 500 : 1 | |
1 : 20 1 : 1 000 | 20 : 1 1 000 : 1 | |
1 : 50 1 : 5 000 | 50 : 1 5 000 : 1 |
- Kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể là 30 mm, kích thước thực tương ứng trên vật thể đó là 300 mm, vậy tỉ lệ = 30 : 300 = 1 : 10.
III. NÉT VẼ
- Một số loại nét vẽ thường dùng:
Tên gọi | Hình dạng | Ứng dụng |
Nét liền đậm | Đường bao thấy, cạnh thấy | |
Nét liền mảnh | Đường kích thước, đường gióng... | |
Nét đứt mảnh | Đường bao khuất, cạnh khuất | |
Nét gạch dài - chấm - mảnh | Đường tâm, đường trục... |
- Các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4 là:
+ A, B là nét liền mảnh.
+ C là nét liền đậm.
+ D, G là nét đứt mảnh.
+ E là nét gạch dài - chấm - mảnh
IV. GHI KÍCH THƯỚC
- Để ghi được một kích thước, thường có 3 thành phần sau:
+ Đường kích thước: được vẽ bằng nét liền mảnh và thường có vẽ mũi tên ở 2 đầu. Đối với kích thước dài, đường kích thước song song với độ dài cần ghi. Đối với kích thước đường kính, bán kính của cung tròn và đường tròn, đường kích thước thường được vẽ đi qua tâm.
+ Đường gióng giới hạn phần được ghi kích thước: được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước từ 2 đến 4 mm. Đường gióng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước.
+ Giá trị kích thước: chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.
- Trên Hình 1.5:
+ Màu xanh tương ứng với đường gióng; màu đỏ là đường kích thước và giá trị kích thước có màu đen.
+ Các giá trị kích thước được đặt phía trên đường kích thước trong trường hợp đường kích thước nằm ngang và bên trái trong trường hợp đường kích thước thẳng đứng.
=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật