Nội dung chính Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi sách Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều

BÀI 8. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

  • Rễ: Rễ cây ăn quả có múi sinh trưởng thành từng đợt và luận phiên với những đợt ra lộc
  • Thân và cành: Cây ăn quả có múi thuộc dạng thân gỗ, tán cây có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào loại và giống cây. Một năm có 2 – 5 đợt lộc, phụ thuộc vào khí hậu và tuổi cây.
  • Lá: Cây ăn quả có múi có lá đơn, thuôn dài hoặc phân thùy, xanh quanh năm
  • Hoa: Hoa thuộc loại hoa lưỡn tính, có 5 cành dài, màu trắng; mọc thành từng chùm hoặc đơn lẻ
  • Quả: Quả có cấu tạo gồm vỏ quả, các múi (là lá noãn) và trong trụ quả. Hạt có hình dạng tròn dài hoặc bẹt với kích thước khác nhau tùy theo giống và loài. 

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất lầ 23- 29 độ C

2. Ánh sáng

  • Cường độ ánh sáng phù hợp cho cây cam, quýt từ 10 000 – 15 000lux
  • Vào mùa hè cường độ ánh sáng những ngày nắng gắt cao hơn 100 000 lux.

3. Độ ẩm

  • Sau khi trồng, 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần với lượng 10 – 20 lít/ cây cho đến khí cây ra hoa để thu hoạch quả.
  • Tưới nước với lượng 30 – 50 lít/ cây và 2 – 3 ngày tưới một lần từ khi cây ra hoa đến trước khi thu hoạch
  • Độ ẩm đất duy trì 65 – 80%

4. Đất

  • Nhiều loài cây ăn quả có múi có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha hay đất phù sa có tầng canh tác dày 1,0m

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

  • Ở miền Bắc: vụ xuân nên trồng vào tháng 3 và đầu tháng 4, vụ thu nên trồng vào tháng 8 – 9 
  • Các tỉnh Bắc Trung Bộ: nên trồng vào tháng 10 – 11.
  • Ở miền Nam: nên trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

2. Xác định mật độ trồng cây

  • Mật độ trung bình là 400 cây/ ha, khoảng cách trung bình 5m x 5m
  • Riêng với cây cam Đường Canh, chanh, quất ăn quả có thể trồng mật đổ tăng gấp 2 lần so với cam, quýt, bưởi.

3. Chuẩn bị hố trồng

  • Đào hố theo chiều dài x rộng x sâu tương ứng 50 cm x 50 cm x 50 cm.
  • Bón lót 1kg phân hữu cơ thương mại hoặc 10 kg phân chuồng hoai mục và 100g phân NPK cho một gốc cây.

4. Trồng cây

  • Loại bỏ túi bầu nylon; cuốc ở giữa hố, chiều sâu bằng chiều cao bầu cây giống
  • Đặt cây vào chính giữa hố, giữ cây thẳng, lấp kín bầu cây và nén chặt đất xung quanh.
  • Cắm cọc và buộc dây để chống cây khi trồng ở vùng có gió mạnh

5. Bón phân

  • Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả: 

  • Bón phân ở thời kì thu hoạch quả: 

6. Tưới nước

  • Cần tưới 20 – 30 lít/ cây ở giai đoạn cây chưa cho thu hoạch quả, 30 – 50 lít/ cây ở giai đoạn cho thu hoạch quả để duy trì độ ẩm đất 65 – 80%
  • Mỗi lần tưới các nhau 2 – 3 ngày

7. Phòng trừ sâu, bệnh

  • Sâu hại phổ biến trên cây ăn quả có múi là nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rầy chống cánh, câu cấu… Để phòng trừ nhện đỏ có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất fenpyroximate, pyridaben…; sâu vẽ bùa, câu cấu có thể sử dụng hoạt chất spinosad, imidacloprid; rầy chổng cánh dùng thiamethoxam, buprofezin; ruồi vàng dùng bẫy, bả dẫn dụ hoặc bao quả từ tháng 7 đến tháng 11.
  • Bệnh hại phổ biến như bệnh loét, chảy nhựa (chảy gôm), vàng lá gân xanh… Để phòng trừ bệnh loét có thể sư dụng thuốc gốc kháng sinh như streptomycin, bordeaux hoặc kasuran; bệnh chảy nhựa dùng metalaxyl, propineb; bệnh vàng lá gân xanh cân dùng giống sạch bệnh, phòng trừ rầy chống cánh, loại bỏ sớm cây nhiễm bệnh…

8. Tỉa cành và tạo tán

Kĩ thuật cắt tỉa và tạo tán cơ bản tương tự như cây xoài

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả

  • Thúc đẩy cây ra hoa đối với cây sinh trưởng mạnh, có thể khoanh vỏ cấp 1 vào đầu tháng 11 dương lịch
  • Để tăng tỉ lệ đậu quả đối với cây bưởi, cần thụ phấn bổ sung bằng cách dùng chổi lông quét lên nhị và nhụy khi hoa nở rộ
  • Đối với cây ăn quả có múi làm cảnh, trưng bày có thể ghép thêm quả để tăng tính nghệ thuật.

=> Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay