Nội dung chính Địa lí 12 kết nối Bài 21: Thương mại và du lịch
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 21: Thương mại và du lịch sách Địa lí 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 21. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. THƯƠNG MẠI
1. Nội thương
- Sự phát triển:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục.
+ Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn và sức mua tăng lên.
+ Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyển thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại....
+ Hệ thống bán buôn, bán lẻ mở rộng và hiện đại hoá, các trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện tại một số đô thị.
+ Phương thức buôn bán hiện đại được mở rộng.
+ Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, trở thành kênh phân phối quan trọng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hoá trong nước.
+ Tuy nhiên, sự phát triển các loại hình thương mại hiện đại (sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá,...) còn hạn chế.
- Phân bố:
+ Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
2. Ngoại thương
- Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh, năm 2021 đạt 669,0 tỉ USD. Cán cân thương mại có xu hướng cân bằng hơn. Năm 2021, nước ta xuất siêu 3,2 tỉ USD.
II. DU LỊCH
1. Sự phát triển ngành du lịch
- Du lịch nước ta được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
- Doanh thu và số khách du lịch tăng nhanh trong giai đoạn 2000 2019. Sau khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và sẽ khách du lịch đang dẫn phục hồi.
- Một số loại hình du lịch nổi bật của nước ta là du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đô thị và du lịch khám phả đang phát triển nhanh.
- Thị trường khách quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng, quan trọng nhất là từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương. Các thị trường mới, nhiều tiềm năng đang được quan tâm phát triển như Trung Đông, Nam Âu, Nam Á.
- Nước ta chú trọng phát triển du lịch bến vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đồng thời phát huy giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc. Quá trình chuyển đổi số trong du lịch, phát triển du lịch thông minh,... cũng được đẩy mạnh.
2. Phân hóa lãnh thổ du lịch
- Tổ chức lãnh thổ du lịch nước ta gồm 7 vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch,...
- Các trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức không gian du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.
3. Du lịch với sự phát triển bền vững
- Phát triển du lịch bền vững nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia và không làm tổn hại đến nhu cầu du lịch trong tương lai.
+ Du lịch tác động tổng hợp đến kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Phát triển bền vững giúp du lịch phát triển hiệu quả, lâu dài.
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 21: Thương mại và du lịch