Nội dung chính Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách Địa lí 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều quốc gia. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á.
- Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu của các loài sinh vật.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nối liền châu Á. với châu Đại Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.
2. Phạm vi lãnh thổ
Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời:
- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của đảo trên Biển Đông, với tổng diện tích các đơn vị hành chính hơn 331 nghìn km2.
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG.
1. Ảnh hưởng đến tự nhiên
- Nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các hệ sinh thái rừng thường xanh chiếm ưu thế.
- Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng.
- Nước ta là nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật nên thành phần loài sinh vật nước ta rất phong phú.
- Thiên nhiên của nước ta có sự phân hoá đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam; giữa miền núi với đồng bằng,... hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán,...
2. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
*Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội:
- Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và xã hội trên thế giới, thúc đẩy mở cửa và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội và mối giao lưu lâu đời, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.
*Ảnh hưởng đến anh ninh – quốc phòng:
Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng, ở khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm về chính quốc phòng trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ