Nội dung chính Địa lí 8 kết nối tri thức Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam sách Địa lí 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU
VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
- TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- ĐỐI VỚI KHÍ HẬU
Yếu tố tác động | Biểu hiện | ||
Gia tăng nhiệt độ | - Nhiệt độ của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây. - Giai đoạn 1958 – 2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tằn lên 0,89°C. | ||
Biến động về mưa | - Lượng mưa thay đổi mạnh, khác nhau theo thời gian, không gian, cường độ. - Giai đoạn 1958 – 2018, ổng lượng mưa năm tăng 2,1%, giảm ở miền khí hậu phía Bắc, tăng lên ở miền khí hậu phía Nam. - Số ngày mưa lớn tăng ở Bắc Bộ, Trung Bộ; giảm ở Nam Bộ, Tây Nguyên. - Mưa lớn xảy bất thường hơn về thời gian, địa điểm, cường độ. | ||
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan | - Nhiệt độ tối cao, số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước. Số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm ở miền khí hậu phía bắc. - Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng ở miền khí hậu phía bắc, giảm ở miền khí hậu phía nam. - Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên. Lũ lụt, sạt lở, mưa đá,… tăng lên rõ rệt. - Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi. Các đợt rét đậm, rét hại có nhiệt độ thấp kỉ lục có xu hướng tăng lên. | ||
Ví dụ cụ thể: VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN Năm 2022, thiên tai ở Nghệ An diễn biến phức tạp: - Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). - Chịu ảnh hưởng của 03 cơn bão (số 2, số 3 và số 4) và ATNĐ (ngày 04 - 08/7). - 22 đợt không khí lạnh (trong đó có 15 đợt gió mùa Đông Bắc). - 9 đợt nắng nóng, tiêu biểu là đợt từ ngày 24 - 27/4. - 33 đợt lốc, mưa lớn, mưa đá, sét, trong đó có 05 đợt mưa lớn trên diện rộng. - Tổng lượng mưa trong năm phổ biến 2 000 – 2 500mm, các trạm đều vượt so với trung bình nhiều năm từ 30 - 60%. Đặc biệt là đợt sáng ngày 02/10/2022 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có mưa lớn cục bộ gây ra lũ quét, ngập úng tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 01/10 đến 7 giờ ngày 03/10/2022 là 273 mm.
|
- ĐỐI VỚI THỦY VĂN
Yếu tố tác động | Biểu hiện | ||
Thay đổi chế độ dòng chảy | - Mùa lũ, mùa mưa: nước sông dâng cao, lũ lên nhanh, bất thường, khó dự báo để phòng tránh. - Mùa cạn: mực nước sông hạ thấp, tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất ở địa phương. Chế độ dòng chảy có sự chênh lệch lớn giữa các mùa và giữa các hệ thống sông. | ||
Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn | - Gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ. - Hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước. - Nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn. | ||
Nước biển dâng | - Mực nước biển, đại dương tăng lên. - Mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu hướng tăng 2,74mm/năm. | ||
Ví dụ cụ thể VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI THUỶ VĂN Ở KON TUM - Tổng lượng mưa năm trung bình 15 năm ở khu vực Thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy, Đăk Hà tăng đáng kể. Ở những khu vực là nguồn sinh thủy chính cho các con sông lớn của Kon Tum, tổng lượng mưa năm đang có xu thế giảm dần. Nguồn sinh thủy bị thiếu hụt kết hợp với khả năng điều tiết tự nhiên của lưu vực giảm dần đã khiến cho nhiều con sông, suối trở nên cạn kiệt sâu hơn trong mùa khô. - Năm 2013, diễn biến thủy văn trong các tháng đầu năm đang diễn ra bất thường. Những tháng đầu năm, Kon Tum đã gồng mình chống hạn do thiếu hụt lượng mưa từ năm 2012 dẫn đến khan hiếm nguồn nước trong mùa khô 2012-2013. |
- GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ
+ Bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển
+ Xây dựng cơ sở sản xuất ít ô nhiễm
+ Phát triển giao thông công cộng
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng truyền thống.
- Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ
+ Tái sử dụng phụ phẩm các ngành kinh tế
+ Sử dụng năng lượng tái tạo
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu