Nội dung chính Địa lí 8 Kết nối tri thức Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Địa lí 8 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

VÀ SÔNG CỬU LONG

 

  1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG. CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG

1.a QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Khái quát

Rộng khoảng 15000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).

Quá trình hình thành và phát triển

Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).

Phù sa sông còn có tác dụng bổi cao để hoàn chỉnh bể mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bể mặt châu thổ có sự thay đổi.

 

1.b CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG

- Chế độ nước sông Hồng: tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.

+ Mùa lũ: 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

+ Mùa cạn: 7 tháng (tháng 11 – tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.

- Xây dựng hệ thống hồ chứa nước à chế độ nước sông Hồng được điều hòa hơn.

  1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG. CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG CỬU LONG

2.a QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Khái quát

Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, có diện tích hơn 40 nghìn km2, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như bán đảo Cà Mau).

Quá trình hình thành và phát triển

Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km2 (chủ yếu ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.

Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.

 

2.b CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG CỬU LONG

- Chế độ nước sông Cửu Long: đơn giản, điều hòa, chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn.

+ Mùa lũ: 5 tháng (tháng 7 – tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm, khi lũ lên và rút đều chậm.

+ Mùa cạn: 7 tháng (tháng 12 – tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Vùng hạ lưu châu thổ: chịu tác động mạnh của chế độ thủy triều.

  1. QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI KHAI KHẨN VÀ CẢI TẠO CHÂU THỔ, CHẾ NGỰ VÀ THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

- Tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các con sông từ rất sớm.

 

3.a ĐỐI VỚI SÔNG HỒNG

- Từ xa xưa, con người đã chú ý đến việc điều tiết và chế ngự nguồn nước sông Hồng: đào kênh để dẫn nước hoặc tiêu tưới, tổ chức đắp đê, trị thủy để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.

- Mỗi triều đại sẽ có những biện pháp khác nhau để điều tiết và chế nguồn nước sông Hồng.

 

3.b ĐỐI VỚI SÔNG CỬU LONG

- Sớm được khai khẩn và trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước thời Vương quốc Phù Nam, để lại dấu ấn đặc sắc từ TK I – TK VII.

- Tình trạng ngập mặn đã ảnh hưởng đến nghề trồng lúa, đến TK XIII Nam Bộ vẫn còn là vùng đất tương đối hoang vu. Quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long là quá trình thích ứng với tự nhiên. Quá trình khai hoang, phục hóa đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng TK XVII.

- Các cộng đồng cư dân cùng nhau khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ dần trở thành trung tâm kinh tế của đất nước.

- Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hóa đậm chất lúa nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay