Nội dung chính Địa lí 9 kết nối Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
BÀI 18: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
– Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Đông Nam Bộ giáp: Cam-pu-chia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng.
– Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có hệ thống giao thông vận tải phát triển, giúp kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế thuận lợi.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thế mạnh:
+ Địa hình, đất: địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị. Đất badan, đất xám phù sa cổ là chủ yếu, thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn; đất phù sa ở ven sông, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm,…
+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân 2 mùa mưa - khô rõ rệt, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.
+ Nguồn nước: có một số sông và hồ lớn, cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt của người dân, điển hình là sông Đồng Nai, sông Bế, hồ Dầu Tiếng, Trị An; nước khoáng ở Bà Rịa - Vũng Tàu có thể phát triển du lịch,…
+ Sinh vật tương đối đa dạng, có các vườn quốc gia: Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ,… có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
+ Khoáng sản: trên đất liền có cao lanh (Bình Dương, Tây Ninh) làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gốm, sứ, đá a-xít làm vật liệu xây dựng (Tây Ninh, Bình Phước).
+ Biển, đảo: vùng biển rộng, giàu tài nguyên, điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tài nguyên sinh vật phong phú, nằm trong ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thuận lợi phát triển ngành thủy sản. Nhiều bãi tắm đẹp, trên các đảo thuận lợi phát triển du lịch biển. Tài nguyên dầu khí phong phú, địa thế ven biển thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu giúp hình thành và phát triển ngành khai thác khoáng sản biển và giao thông vận tải biển.
- Hạn chế: mùa khô kéo dài (4 - 5 tháng), xảy ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Trên đất liền ít khoáng sản, chịu ảnh hưởng của một số thiên tai như triều cường, xâm nhập mặn,…
3. Dân cư và đô thị hóa
* Dân cư
– Đông Nam Bộ là vùng có dân số lớn và tăng nhanh. Đông Nam Bộ có sức hút lớn đối với người nhập cư.
– Cơ cấu dân số trẻ, đây chính là thế mạnh để vùng phát triển kinh tế.
- Có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, đoàn kết xây dựng và phát triển
kinh tế.
– Vùng có mật độ dân số lớn thứ 2 cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
* Đô thị hóa
– Lịch sử hình thành và phát triển từ hơn 300 năm trước; phát triển nhanh khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới.
– Đô thị hoá ở Đông Nam Bộ gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Số lượng đô thị, tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
– Lối sống đô thị lan toả tới các vùng nông thôn của Đông Nam Bộ.
– Xu hướng đô thị hoá: hình thành các đô thị thông minh, hiện đại, đô thị vệ tinh,...
4. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
* Công nghiệp
– Công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phát triển bậc nhất cả nước. Năm 2021, tổng sản phẩm ngành công nghiệp chiếm hơn 37% GRDP của vùng.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau, trong đó nổi lên các ngành thế mạnh như khai thác dầu khí; sản xuất điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục,...
- Những nơi tập trung công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,...
– Xu hướng phát triển công nghiệp: ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ cao (điện tử – viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa,...); phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch,...
* Dịch vụ
– Thương mại:
+ Nội thương rất phát triển: nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. + Ngoại thương phát triển bậc nhất cả nước (chiếm khoảng 34% cả nước – năm 2021) nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
- Du lịch:
+ Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở phục vụ du lịch hiện đại, giao thông thuận tiện, nên Đông Nam Bộ có sức hút lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
– Giao thông vận tải:
+ Đông Nam Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải; hệ thống giao thông vận tải phát triển nhất cả nước.
+ Sân bay, cảng biển, đường cao tốc liên tục được xây dựng, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
+ Đầu mối giao thông vận tải là Thành phố Hồ Chí Minh.
– Tài chính ngân hàng rất phát triển, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều ngân hàng Nhà nước, tư nhân, quốc tế, sàn giao dịch chứng khoán, công ti bảo - hiểm,...
– Các lĩnh vực dịch vụ khác như công nghệ thông tin – viễn thông, logistics,... cũng rất phát triển và ngày càng mở rộng.
* Cây công nghiệp lâu năm– Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước, trong đó, cây cao su và cây điều có diện tích lớn nhất.
– Cây cao su, cây điều phân bố chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh.
5. Kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ
Tăng cường kết nối liên vùng giúp Đông Nam Bộ:
– Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung ứng các dịch vụ thế mạnh cho các vùng trong cả nước, nhất là các vùng lân cận.
- Dễ tiếp cận hơn với những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng sản xuất trọng điểm lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thu hút thêm lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.
6. Vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh
– Đây là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo của cả nước.
- Quy mô kinh tế lớn nhất, thu nhập bình quân đầu người cao, thu hút nhiều dự án đầu tư.
– Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn hàng đầu cả nước.
– Thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển kinh tế đối với vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Mục tiêu phấn đấu: phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.
=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 18: Vùng Đông Nam Bộ