Nội dung chính Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Điện phân sách Hoá học 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
BÀI 16. ĐIỆN PHÂN
I. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN PHÂN
1. Khái niệm
- Điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra tại các điện cực khi có dòng điện một chiều với hiệu điện thế đủ lớn đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình điện phân nhờ tác động của điện năng.
- Trong quá trình điện phân, dưới tác dụng của điện trường, các ion âm di chuyển về điện cực dương, ion dương di chuyển về điện cực âm.
- Khi điện phân dung dịch, nước có thể tham gia điện phân với vai trò là chất khử hoặc chất oxi hóa.
- Tại cathode (cực âm) xảy ra quá trình khử, tại anode (cực dương) xảy ra quá trình oxi hóa.
2. Nguyên tắc (thứ tự) điện phân
a) Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ (graphite)
- Ở anode có thể xảy ra sự oxi hóa ion SO42- hoặc phân tử H2O. Vì H2O dễ bị oxi hóa hơn SO42- nên H2O bị oxi hóa trước, tạo O2:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
- Ở cathode có thể xảy ra sự khử ion Cu2+ hoặc phân tử H2O. Vì ion Cu2+ dễ bị khử hơn H2O nên ion Cu2+ bị khử trước, tạo thành kim loại Cu bám trên cathode:
Cu2+ + 2e → Cu
- Phương trình hóa học của phản ứng điện phân:
CuSO4 + H2O Cu + O2 + H2SO4
b) Điện phân dung dịch NaCl với các điện cực trơ (graphite)
- Ở các điện cực có bọt khí thoát ra.
- Quá trình oxi hóa tại anode: 2Cl- → Cl2 + 2e
- Quá trình khử tại cathode: H2O + 2e → H2 + 2OH-
- Phương trình hóa học của phản ứng điện phân:
NaCl + H2O → NaClO + H2
- Lưu ý: NaClO tạo ra do trong quá trình điện phân, sản phẩm tạo thành ở hai điện cực khuếch tán vào nhau:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2+ Cl2
Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
⇒ Kết luận:
- Khi bình điện phân chứa nhiều chất oxi hóa và chất khử:
+ Tại anode: chất khử mạnh hơn bị oxi hóa trước.
+ Tại cathode: chất oxi hóa mạnh hơn bị khử trước.
- Ở điều kiện chuẩn, độ mạnh yếu của các chất oxi hóa và chất khử được so sánh dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn hoặc vị trí cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa.
II. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN
1. Sản xuất kim loại
- Trong công nghiệp, một số kim loại trung bình và yếu được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch.
- Các kim loại mạnh (Na, K, Mg, Ca, Al,…) được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất ion của chúng.
- Ví dụ: Sản xuất nhôm từ quặng bauxite:
+ Giai đoạn 1: Tinh chế quặng bauxite.
+ Giai đoạn 2: Điện phân Al2O3 nóng chảy.
Anode: Oxi hóa O2- thành O2:
2O2- → O2 + 4e
Cathode: Khử Al3+ thành Al:
Al3+ + 3e → Al
Phương trình hóa học của phản ứng điện phân: Al2O3 4Al + 3O2
2. Tinh chế kim loại
- Các kim loại như Zn, Ni, Co, Cu, Ag, Au,… được tinh chế bằng phương pháp điện phân.
- Quá trình tinh chế được thực hiện bằng cách điện phân dung dịch chất tan (muối hoặc phức chất) của kim loại đó với anode làm bằng kim loại thô tương ứng:
+ Anode: Kim loại bị oxi hóa thành ion kim loại, đi vào dung dịch ⇒ Anode dần bị hòa tan.
+ Cathode: Ion kim loại bị khử thành kim loại, bám trên cathode.
- Kết thúc quá trình điện phân thu được kim loại tinh khiết ở cathode.
⇒ Sự chuyển dời kim loại từ anode (ở dạng kim loại thô) về cathode (ở dạng kim loại tinh khiết).
3. Mạ điện
- Sử dụng phương pháp điện phân: ion kim loại bị khử, tạo lớp kim loại rắn bao phủ trên bề mặt kim loại cần mạ.
- Mục đích: trang trí bề mặt hoặc chống sự ăn mòn.
- Một số kim loại mạ thường là chromium, nickel, đồng, vàng, bạc, platinum,….
- Bình mạ điện chứa dung dịch muối của kim loại mạ, vật cần mạ, thanh kim loại mạ.
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân