Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm chuyên đề Hoá học 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Hoá học 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 4: TÁI CHẾ KIM LOẠI

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Vì sao tái chế kim loại được coi là giải pháp phát triển bền vững?

A. Vì giúp tạo ra lượng lớn chất thải mới. 

B. Vì giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Vì tạo ra sản phẩm mới từ kim loại cũ.

D. Vì không ảnh hưởng gì đến môi trường.

Câu 2: Kim loại thu được ở cuối các quy trình tái chế hiện đại thường có chất lượng như thế nào so với kim loại sản xuất từ quặng?

A. Thấp hơn. 

B. Cao hơn.

C. Tương đương.

D. Không thể so sánh được. 

Câu 3: Quy trình chung về tái chế kim loại gồm bao nhiêu giai đoạn?

A. 3 giai đoạn.

B. 4 giai đoạn.

C. 6 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn. 

Câu 4: Đồng phế liệu được nung chảy ở nhiệt độ cao khoảng

A. 1 100 oC. 

B. 750 oC. 

C. 1 600 oC. 

D. 500 oC.  

Câu 5: Trong quy trình tái chế sắt, giai đoạn nào được thực hiện để loại bỏ carbon và các tạp chất dễ cháy?

A. Tinh chế.

B. Nấu chảy.

C. Tăng nhiệt độ.

D. Sục khí oxygen. 

Câu 6: Thành phần khí thải của quy trình tái chế thủ công chủ yếu là

A. carbon và nitrogen.

B. hóa chất tẩy rửa.

C. ion kim loại nặng.

D. bụi mịn và oxide của kim loại.

Câu 7: Ý nghĩa của quy trình tái chế kim loại đối với môi trường là

A. tăng lượng phế liệu sản xuất.

B. tạo ra hệ sinh thái mới.

C. tăng sử dụng nhiên liệu và phát thải khí nhà kính.

D. giảm thiểu sử dụng đất để chôn lấp phế liệu. 

Câu 8: Giai đoạn nào trong quy trình tái chế kim loại là giai đoạn thu gom, phân loại phế liệu? 

A. Giai đoạn 1.

B. Giai đoạn 2. 

C. Giai đoạn 3. 

D. Giai đoạn 4. 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Kim loại thu được từ quá trình tái chế thường được sử dụng trong

A. công nghiệp chế tạo ô tô.

B. công nghiệp chế biến thực phẩm. 

C. công nghiệp xây dựng. 

D. công nghiệp dược phẩm. 

Câu 2: Mục đích chính của việc tinh chế kim loại trong quy trình tái chế là gì? 

A. Loại bỏ tạp chất.

B. Đúc thành sản phẩm cuối cùng.

C. Tạo ra hợp kim có thành phần mong muốn.

D. Sấy khô nguyên liệu thô. 

Câu 3: Giai đoạn tinh chế trong quy trình tái chế đồng nhằm mục đích gì? 

A. Loại bỏ carbon.

B. Loại bỏ  tạp chất oxide.

C. Loại bỏ nitrogen.

D. Loại bỏ calcium và magnesium. 

Câu 4: Trong quy trình tái chế sắt, vôi được thêm vào phế liệu thép lỏng nhằm mục đích gì?

A. Loại bỏ oxygen.

B. Loại bỏ carbon.

C. Loại bỏ calcium và magnesium.

D. Loại bỏ tạp chất dưới dạng xỉ. 

Câu 5: Ô nhiễm môi trường đất trong quá trình tái chế kim loại thủ công chủ yếu xuất phát từ đâu? 

A. Tạp chất từ giai đoạn xử lí sơ bộ. 

B. Quá trình đốt cháy nhiên liệu.

C. Hóa chất tẩy rửa. 

D. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. 

Câu 6: Tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công là gì?

A. Sự giảm thiểu lượng rác thải.

B. Sự làm sạch không khí.

C. Sự ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng nước và phát thải chất thải rắn. 

D. Sự cải thiện chất lượng đất. 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Tại sao quy trình tái chế kim loại cần phải phối trộn phế liệu theo tỉ lệ nhất định?

A. Để giảm thiểu chi phí sản xuất.

B. Để tạo ra sản phẩm ở dạng thỏi.

C. Để loại bỏ tạp chất kết dính.

D. Để đảm bảo thành phần chính xác của hợp kim.

Câu 2: Trong quy trình tái chế kim loại, tại sao cần phải sấy khô phế liệu trong giai đoạn xử lí sơ bộ?

A. Để giảm cân nặng của phế liệu.

B. Để thu được nguyên liệu thô.

C. Để loại bỏ tạp chất kết dính.

C. Để tạo màu sắc đẹp cho kim loại. 

Câu 3: Trong quy trình tái chế nhôm, vì sao cần sục khí chlorine, argon, nitrogen vào phế liệu nhôm nóng chảy?

A. Để loại bỏ oxygen.

B. Để loại bỏ carbon.

C. Để loại bỏ oxygen trong tạp chất oxide.

D. Để loại bỏ tạp chất như calcium và magnesium.

Câu 4: Trong quy trình tái chế kim loại thủ công, việc sử dụng lượng lớn nước để làm sạch phế liệu, vệ sinh thiết bị… dẫn đến tình trạng nào dưới đây?

A. Sự ô nhiễm không khí. 

B. Sự ô nhiễm nguồn nước.

C. Sự ô nhiễm môi trường đất. 

D. Sự giảm thiểu tác động đến môi trường. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong quy trình tái chế kim loại, làm thế nào có thể tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng? 

A. Giảm số lượng giai đoạn. 

B. Loại bỏ giai đoạn sấy khô.

C. Tăng nhiệt độ nấu chảy.

D. Sử dụng lò nung có hiệu suất cao. 

Câu 2: Trong quá trình tái chế nhôm, làm thế nào để tăng hiệu quả quá trình tạo xỉ?

A. Sử dụng nhiệt độ cao hơn. 

B. Sử dụng hỗn hợp muối như NaCl, KCl.

C. Sử dụng hóa chất tăng độ tinh khiết của nhôm.

D. Sử dụng hỗn hợp kim loại khác như Fe, Cu.

 

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm hoá học chuyên đề 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm hoá học 12 chuyên đề kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập hoá học 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay