Nội dung chính Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm và sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế
– Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.
– Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, nhu cầu phát triển của mọi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tiếp cận, sử dụng nguồn lực: vốn, nguồn lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí,...
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
– Xét theo mức độ, có các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế sau: hội nhập song phương, hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu.
+ Hội nhập song phương: quá trình liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên; hai nước kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
+ Hội nhập khu vực: quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ Hội nhập toàn cầu: các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế