Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 kết nối tri thức. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trả lời:

Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Trách nhiệm kinh tế: đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động; cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng,...

Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.

Trách nhiệm nhân văn: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.

 

Câu 2: Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp?

Trả lời:

Khi thực hiện nhiệm vụ, điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm: Tuân thủ các quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, quyền lợi chính đáng cho người lao động; đảm bảo chất lượng sản phẩm, quyền lợi người tiêu dùng; cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp.

 

Câu 3: Việc tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội và doanh nghiệp?

Trả lời:

Việc tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại nhiều ý nghĩa đối với xã hội và doanh nghiệp:

Đối với xã hội: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội; góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với doanh nghiệp: Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,... nhờ đó doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Doanh nghiệp T chuyên sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực sản xuất của công ty có rất nhiều bụi từ cát xây dựng và khói thải từ những thiết bị cũ; nước thải khi thi công và vệ sinh máy móc cũng được xả thẳng ra môi trường. Một số công nhân ở đây không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.

Theo em, doanh nghiệp T đã thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa? Vì sao?

Trả lời:

Công ty T chưa thực hiện đúng trách nhiệm xã hội vì công ty không mua bảo hiểm xã hội cho người lao động hợp đồng từ 1 tháng trở lên theo quy định của pháp luật. Công ty còn chậm trả lương cho người lao động là trách nhiệm đối với người lao động (vi phạm cả trách nhiệm pháp lí lẫn trách nhiệm đạo đức).

 

Câu 2: Công ty V chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa, thường xuyên cải tiến mẫu mã, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, kê khai và nộp thuế đầy đủ. Doanh nghiệp đã tham gia chương trình sữa học đường, mang sữa đến các trường mầm non, tiểu học tại nhiều địa phương, phát động cán bộ nhân viên quyên góp, giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai vượt qua khó khăn và khắc phục hậu quả sau bão lũ,...

Em hãy cho biết doanh nghiệp V đã thực hiện các hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Theo em, Ban lãnh đạo doanh nghiệp V đã thể hiện trách nhiệm công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp như thế nào?

Trả lời:

- Công ty V đã thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm nhân văn đối với cộng đồng, xã hội.

- Những việc làm Ban lãnh đạo doanh nghiệp V đã thể hiện:

+ Thường xuyên cải tiến mẫu mã, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường.

+ Kê khai và nộp thuế đầy đủ.

+ Tham gia chương trình sữa học đường, mang sữa đến các trường mầm non, tiểu học tại nhiều địa phương.

+ Phát động cán bộ nhân viên quyên góp, giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai vượt qua khó khăn và khắc phục hậu quả sau bão lũ,...

 

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Vì sao?

  1. a) Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
  2. b) Đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  3. c) Đảm bảo cung ứng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng không phải là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
  4. d) Chuyển đổi cơ cấu sản xuất thân thiện với môi trường là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trả lời:

  1. a) Đúng vì bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động là quy định của pháp luật đòi hỏi các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ.
  2. b) Sai, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì phải kinh doanh đạt hiệu quả mới đảm bảo sản xuất, bảo toàn vốn và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, việc làm, thu nhập cho người lao động, có điều kiện để thực hiện những hoạt động vì cộng đồng.
  3. c) Sai, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng yêu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm phải cung cấp sản phẩm phải cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ bị pháp luật xử lí, người tiêu dùng tố cáo, lên án.
  4. d) Đúng vì chuyển đổi cơ cấu sản xuất thân thiện với môi trường góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

 

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

  1. a) Là một doanh nghiệp nhỏ ngành dệt may ở một xã thuần nông, doanh nghiệp V đã cung ứng cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, thân thiện với môi trường. Công ty đã thu hút được những lao động là thanh niên trong xã, đào tạo họ trở thành những người thợ lành nghề, có việc làm và thu nhập ổn định. Hằng năm, doanh nghiệp còn hỗ trợ kinh phí cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã được đi học đại học, tham gia nhiều hoạt động cộng đồng trong xã. Nhờ vậy, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, người lao động và xã hội ngày càng tăng, công việc kinh doanh ngày càng phát triển.
  2. b) Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, Công ty A đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng đầu vào, luôn chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lí; ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP, chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ, hàng Việt Nam chất lượng cao,... Ngoài ra, công ty còn định kì khảo sát, đánh giá trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp. Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng.

- Em hãy cho biết các doanh nghiệp trong những trường hợp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào?

- Theo em, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên mang lại lợi ích gì cho xã hội và doanh nghiệp?

Trả lời:

- Doanh nghiệp V đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nhân văn. Những việc làm của doanh nghiệp V mang lại lợi ích cho người lao động, cho cộng đồng, xã hội. Với doanh nghiệp: mang lại uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, người lao động và xã hội, từ đó kinh doanh thuận lợi hơn.

- Doanh nghiệp A thực hiện hình thức trách nhiệm kinh tế, pháp lí, đạo đức; đảm bảo cung cấp hàng hóa chất lượng cho người tiêu dùng, quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, mang lại uy tín với khách hàng, xã hội, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.

 

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Giải thích vì sao.

  1. a) Thực hiện trách nhiệm xã hội làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  2. b) Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh tốt, tăng uy tín với khách hàng giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn.
  3. c) Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần cùng Nhà nước giải quyết những thách thức của phát triển bền vững.

Trả lời:

  1. a) Sai vì thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp có thể phải tăng một số chi phí nhưng bù lại doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn, uy tín cao hơn, lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn và năng lực cạnh tranh cũng cao hơn.
  2. b) Đúng vì thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp tạo hình ảnh tốt, tăng uy tín với khách hàng, đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.
  3. c) Đúng vì những thách thức của phát triển bền vững chính là những vấn đề về môi trường, vấn đề xã hội như bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo, tăng trưởng kinh tế không bền vững. Với các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp góp phần giải quyết, giảm bớt các thách thức này.

 

Câu 6: Việc làm dưới đây đúng hay sai cho sự phát triển kinh tế? Giải thích.

  1. Một số gia đình xã B biến rừng nguyên sinh thành đất để trồng cây ngắn ngày.
  2. Nhiều gia đình ở phố A lắp đặt thiết bị pin năng lượng mặt trời.
  3. Tỉnh N đưa ra nhiều chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài.
  4. Chính quyền xã X thu hồi đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp.

Trả lời:

  1. Đây là việc làm sai, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng lại phá hoại môi trường, làm suy kiệt tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế.
  2. Đây là việc làm đúng, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nhờ đó đóng góp cho phát triển kinh tế.
  3. Đây là việc làm đúng, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ tăng nguồn vốn mà còn thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế.
  4. Đây là việc làm đúng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nhưng phải quan tâm đến việc tạo sinh kế cho những người nông dân sau khi bị mất đất nông nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp dưới đây:

  1. a) Công ty Q chuyên chế biến thủy, hải sản, sử dụng nhiều lao động thời vụ. Một số lao động đã kí hợp đồng làm việc trên 3 tháng với công ty nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội. Công ty cũng thường trả chậm lương cho nhân viên.
  2. b) Công ty xây dựng B đã thu của nhiều khách hàng hàng trăm tỉ đồng tiền bán nhà nhưng không giao nhà theo tiến độ cam kết. Đã quá hạn giao nhà theo hợp đồng hơn 7 năm nhưng các khách hàng vẫn chưa được nhận nhà.

Trả lời:

Những việc làm của ban lãnh đạo các công ty Q và công ty B trong cả hai trường hợp đều không thực hiện đúng trách nhiệm doanh nghiệp đối với xã hội, cần lên án và ngăn chặn, xử lí kịp thời.

 

Câu 2: Chính phủ đưa ra chính sách dưới đây nhằm thực hiện các chỉ tiêu nào của tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế?

"Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung cả nước, đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn."

Trả lời:

Chính sách này góp phần thực hiện:

- Các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế: gia tăng mức thu nhập, mức sống, GDP/người.

- Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế: góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chỉ số phát triển con người, giảm nghèo bền vững, giảm bớt bất bình đẳng xã hội.

 

Câu 3: Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Trả lời:

Một số thách thức các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mắt trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

- Nhận thức của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các hành vi đạo đức doanh nghiệp còn khá hạn chế.

- Một số cơ quan truyền thông có nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ, nên việc thông tin có những sai lệch, càng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng trong ứng xử với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững.

- Thiếu nguồn lực và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong nước lấy lợi ích kinh tế làm tối thượng, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, thu lợi bất chính, đồng thời bắt xã hội phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe gấp nhiều lần so với mối lợi ngắn hạn mà doanh nghiệp thu được.

- Vẫn còn tồn tại quan niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ dành cho các tập đoàn lớn, đa quốc gia", "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thứ xa xỉ của các nước phát triển, không phù hợp ở các nước đang phát triển".

- Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ năng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, số người được đào tạo chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII xác định mục tiêu hành động: "Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe, văn hóa, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống; có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

- Từ thông tin trên, em hãy cho biết nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam đối với phát triển kinh tế đất nước.

- Hãy nêu một tấm gương thành niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học đối với bản thân.

Trả lời:

- Thanh niên Việt Nam phải rèn luyện nâng cao ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe, văn hóa, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống; có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia,...

- Ví dụ: Anh Đặng Tiến Dũng - tấm gương điển hình trong lập thân lập nghiệp. Trong suốt những năm tháng lập nghiệp, anh đã từng thất bại rất nhiều lần, nhưng nhờ sự cần cù, năng động, chịu khó học hỏi, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ, đến năm 2016, anh Dũng là thanh niên duy nhất đại diện cho tỉnh Đắk Lắk vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng nhà nông trẻ xuất sắc. Mô hình trồng cà phê xen hồ tiêu phát triển bền vững giúp gia đình anh Dũng thu lãi từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm. Không chỉ như vậy, anh còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động xã hội của địa phương, vận động nhân dân và đoàn viên thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình lập nghiệp của minh, anh sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn thanh niên và nông dân trong thôn mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế. Có thể thấy với sự kiên trì, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, anh Đặng Tiến Dũng đã khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm và ý chí vươn lên của tuổi trẻ, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của thanh niên ở nông thôn.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, bài tập giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức, bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay