Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

B. Trồng cây phủ xanh đất trống.

C. Xử lí rác thải nơi tập kết.

D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 2: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác.

C. Được sống trong môi trường trong lành không bị ô nhiễm.

D. Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Đọc tình huống sau, nếu là bạn P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng:

“Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.

D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 4: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ di sản văn hoá. 

B. Chuyển giao di sản văn hoá.

C. Tái tạo di sản văn hoá.

D. Sử dụng di sản văn hoá.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.

B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.

C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.

D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 5: Ở Việt Nam, ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 1/5 hằng năm.

B. Ngày 10/3 hằng năm.

C. Ngày 23/11 hằng năm.

D. Ngày 20/11 hằng năm.

Câu 6: Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.

B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.

C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.

D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia. 

Câu 7: Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế. Do vậy, các quốc gia sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn.

A. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

C. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Câu 8: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.

D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò pháp luật quốc tế?

A. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác. 

B. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

C. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Câu 10: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia? 

A. Hợp tác giữa các quốc gia để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp.

B. Hợp tác giữa các công ty của các nước để phát triển kinh tế – thương mại trong các lĩnh vực.

C. Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế – thương mại, khoa học kĩ thuật công nghệ, văn hoá, giáo dục và bảo vệ môi trường.

D. Hợp tác giữa các tổ chức quốc tế về phát triển sản xuất, kinh doanh

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia trong vấn đề cư trú chính trị?

A. Giứp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. Không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.

C. Giúp đỡ những người đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại.

D. Trao quyền cư trú cho mọi công dân nước ngoài.

Câu 12: Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

A. Thương mại không phân biệt đối xử.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Tự do hóa thương mại.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.   

Câu 13: Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử,..

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 14: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 15: Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Loại bỏ các biện pháp thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.

B. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.

C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.   

D. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:

Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hòa bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.

a. Quốc gia K đã vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi đưa tàu quân sự vào lãnh thổ quốc gia H mà không có sự đồng thuận từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

b. Hành động của quốc gia K không tuân thủ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia, vì việc đưa tàu quân sự vào lãnh thổ quốc gia H mà không có sự đồng ý là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của H.

c. Quốc gia K có quyền đơn phương hành động để bảo vệ hòa bình tại quốc gia H vì là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

d. Việc đưa tàu quân sự vào lãnh thổ quốc gia H của quốc gia K là phù hợp với pháp luật quốc tế nếu quốc gia K cho rằng điều này là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia của chính mình.

Câu 2: Đọc tình huống sau: 

Somalia và Kenya là hai quốc gia có bờ biển tiếp liền ở khu vực Đông Phi, bên bờ Ấn Độ Dương, tranh chấp một vùng biển rộng hơn 100 000 km2. Ngày 22 -8-2014, cho rằng các hành động đơn phương của Kenya (khảo sát và khoan) trong vùng biển tranh chấp đã xâm phạm đến chủ quyền của mình, Somalia đưa vụ việc với Kenya ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Ngày 12 - 10 - 2021, ICJ công bố Phán quyết cuối cùng về phân định biển Somalia và Kenya, trong đó kết luận Kenya không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế thông qua các hoạt động trên biển tại khu vực tranh chấp.

a. Somalia có quyền từ chối tuân thủ phán quyết của ICJ nếu không đồng ý với kết luận của Tòa án.

b. Kenya đã vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực thông qua các hoạt động khảo sát và khoan trong khu vực tranh chấp.

c. Việc Somalia đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phù hợp với nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

d. Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có giá trị ràng buộc đối với Somalia và Kenya, thể hiện nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay