Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 (30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?

  1. Đàn ông năm thê, bảy thiếp.
  2. Người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau.
  3. Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  4. Vợ có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật thì nữ giới từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được kết hôn?

  1. 19 tuổi.
  2. 17 tuổi.
  3. 20 tuổi.
  4. 18 tuổi.

Câu 3: Điền từ thiếu vào câu sau: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong ...”

  1. Công việc
  2. Gia đình.
  3. Xã hội.
  4. Học tập.

Câu 4: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là:

  1. tái hôn
  2. tảo hôn
  3. li hôn.
  4. kết hôn.

Câu 5: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng:

  1. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.
  2. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.
  3. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.
  4. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 6: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

  1. Hoàn cảnh gia đình tương xứng.
  2. Hợp nhau về gu thời trang.
  3. Tình yêu chân chính.
  4. Có việc làm ổn định.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, trường hợp bị cấm kết hôn khi người đó đang:

  1. bị tâm thần.
  2. đã bị li hôn.
  3. ly hôn ba lần.
  4. bị mắc bệnh ung thư.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là gia đình không hạnh phúc?

  1. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng.
  2. Tôn trọng vợ con, yêu thương hết mực.
  3. Vợ chồng bình đẳng.
  4. Con cái hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

  1. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên,
  2. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.
  3. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.
  4. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

 

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

  1. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.
  2. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.
  3. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
  4. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 2: Nhận định nào sau đây sai?

  1. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.
  2. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.
  3. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
  4. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 3: Đâu không phải quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân?

  1. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng , vợ chồng bình đẳng.
  2. Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo.
  3. Được kết hôn với người nước ngoài.
  4. Cha mẹ có quyền sắp đặt chuyện kết hôn của con cái.

Câu 4: Đối với những công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài thì việc đăng kí kết hôn sẽ được tiến hành ở đâu?

  1. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó.
  2. Tòa án của nước mà công dân đó đang sinh sống, công tác.
  3. Cục hải quan hoặc Bộ ngoại giao.
  4. Cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không phải là hậu quả của nạn tảo hôn?

  1. Làm giảm chất lượng dân số.
  2. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.
  3. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.
  4. Gia đình hạnh phúc, thuận lòng cha mẹ.

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn?

  1. Anh chị em cùng cha, khác mẹ.
  2. Con riêng của chồng với con riêng của vợ.
  3. Anh chị em con chú, con bác.
  4. Bố dượng với con riêng của vợ.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của gia đình hạnh phúc?

  1. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.
  2. Gia đình một vợ, một chồng.
  3. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.
  4. Con cái được cha mẹ yêu thương, tôn trọng.

Câu 8: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

  1. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
  2. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  3. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
  4. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

  1. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
  2. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
  3. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
  4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 10: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?

  1. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Củng cố tình yêu lứa đôi.
  3. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
  4. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Câu 11: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

  1. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
  2. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà.
  3. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
  4. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

 

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây?

Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.

Nói ra sợ chị em cười,

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

  1. Cướp vợ
  2. Trọng nam khinh nữ.
  3. Tảo hôn
  4. Mê tín dị đoan.

Câu 2: Để giúp mẹ trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ dù không có tình cảm với anh. Cuộc hôn nhân của anh K và chị M đã vi phạm quy định nào sau đây của pháp luật về hôn nhân và gia đình?

  1. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
  2. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  3. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
  4. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?

  1. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
  2. Một vợ một chồng.
  3. Vợ chồng bình đẳng.
  4. Tự nguyện, tiến bộ.

Câu 4: Một người Hàn Quốc sang Việt Nam công tác và lấy vợ tại Việt Nam có được không?

  1. Không, người đó phải có quốc tịch Việt Nam.
  2. Không, pháp luật không cho phép.
  3. Có, không cần tuân theo thủ tục kết hôn quy định tại Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam.
  4. Có, nhưng cần tuân theo thủ tục trình tự kết hôn quy định tại Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam.

Câu 5: Anh Ba kết hôn với chị Mơ có đăng ký kết hôn, sinh được 01 con trai và một con gái. Sau thời gian làm ăn phát đạt, gia đình trở nên giàu có, chị Mơ phát hiện anh Ba ngoại tình, đang chung sống với chị D trong một tòa nhà chung cư và làm giấy tờ giả để đăng ký kết hôn với chị D. Hỏi anh Ba đã vi phạm nguyên tắc nào của Luật Hôn nhân gia đình?

  1. Một vợ một chồng.
  2. Nam giới có thể lấy nhiều vợ cùng một lúc.
  3. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  4. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 6: Anh A là lao động chủ lực trong gia đình, còn chị T - vợ anh A chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái. Vì vậy, anh A tự cho mình có quyền quyết định đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình. Như vậy có đúng không?

  1. Sai, vì vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
  2. Sai, vì vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về quản lí, sử dụng tài sản chung trong gia đình.
  3. Đúng vì, vợ chồng có nghĩa vụ và quyền khác nhau, anh A là lao động chủ lực trong gia đình nên anh A có quyền quyết định đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình.
  4. Đúng, vì chồng là người chủ lực trong gia đình nên có quyền quyết định tất cả tài sản trong nhà.

Câu 7: Anh A và chị B do chưa đủ tuổi kết hôn nên chỉ làm đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng được gần 3 năm, vậy cuộc hôn nhân giữa hai người có được pháp luật công nhận hay không?

  1. Không, vì hai anh chị A, B chưa đăng ký kết hôn nên cuộc hôn nhân này chưa có giá trị pháp lý.
  2. Không, vì hai anh chị chưa có con.
  3. Có, vì hai anh chị đã làm đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng được gần 3 năm.
  4. Có, vì pháp luật không yêu cầu đăng ký kết hôn.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Kết hôn trong trường hợp nào sau đây là đúng pháp luật?

  1. Việc kết hôn do hai bên gia đình quyết định và tổ chức hôn lễ tại nhà.
  2. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và tổ chức kết hôn tại gia đình.
  3. Việc kết hôn được nhà thờ cho phép và làm lễ kết hôn tại nhà thờ.
  4. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Câu 2: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối với lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

  1. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới.
  2. Gây sức ép cho hai bên gia đình để được đồng ý.
  3. Dựa vào pháp luật để giải thích cho hai bên gia đình hiểu.
  4. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của gia đình.

Câu 3: Câu thành ngữ  “Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn” có ý nghĩa gì?

  1. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
  2. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
  3. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
  4. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

 

Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập kinh tế pháp luật 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay