Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP

PHẦN 3 + 4. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP

 (29 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp?

  • A. Hai loại hình.
  • B. Ba loại hình.
  • C. Bốn loại hình.
  • D. Năm loại hình.

Câu 2: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp được gọi là gì?

  • A. Doanh nghiệp cổ phần.
  • B. Doanh nghiệp tư nhân.
  • C. Doanh nghiệp hợp danh.
  • D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là định nghĩa về công ty cổ phần?

  • A. Là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
  • B. Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • C. Là doanh nghiệp, trong đó có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
  • D. Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty.

Câu 4: Tài sản để góp vốn thành lập doanh nghiệp Việt Nam là gì?

  • A. Đô la Mỹ.
  • B. Đồng Việt Nam.
  • C. Đồng Euro.
  • D. Bảng Anh.

Câu 5: Để thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải góp đủ vốn trong bao lâu?

  • A. Trong vòng 80 ngày.
  • B. Trong vòng 85 ngày.
  • C. Trong vòng 90 ngày.
  • D. Trong vòng 95 ngày.

Câu 6: Điều kiện nào sau đây đúng về chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp?

  • A. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • B. Người chưa thành niên.
  • C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • D. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 7: Tên và trụ sở kinh doanh chính không được:

  • A. Đặt tên nước ngoài.
  • B. Đặt tên khác với doanh nghiệp khác.
  • C. Đặt tên trùng hoặc dễ gây hiểu lầm với doanh nghiệp khác.
  • D. Đặt tên tự do với sở thích, mong muốn.

Câu 8: Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ai là người chịu trách nhiệm pháp luật về hoạt động của công ty?

  • A. Chủ tịch công ty.
  • B. Giám đốc công ty.
  • C. Tổng giám đốc công ty.
  • D. Hội đồng quản trị công ty.

Câu 9: Bước thứ hai trong đăng kí thành lập doanh nghiệp là gì?

  • A. Chuẩn bị hồ sơ.
  • B. Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh.
  • C. Cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
  • D. Tuyển dụng nhân lực cho doanh nghiệp.

Câu 10: Cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần là:

  • A. Ban kiểm soát.
  • B. Hội đồng quản trị.
  • C. Tổng giám đốc.
  • D. Đại hội đồng cổ đông.

Câu 11: Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp gồm bao nhiêu bước?

  • A. Ba bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Năm bước.
  • D. Sáu bước.

Câu 12: Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần được gọi là gì?

  • A. Cổ phiếu.
  • B. Cổ đông.
  • C. Cổ phần.
  • D. Cổ tức.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

  • A. Một doanh nghiệp.
  • B. Hai doanh nghiệp.
  • C. Ba doanh nghiệp.
  • D. Bốn doanh nghiệp.

Câu 2: Trong công ty hợp danh, cơ quan nào có quyền quyết định cao nhất?

  • A. Đại hội đồng cổ đông.
  • B. Hội đồng thành viên.
  • C. Tổng giám đốc.
  • C. Hội đồng quản trị.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?

  • A. Có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
  • B. Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm.
  • C. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • D. Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 4: Mô hình nào sau đây là của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

  • A. Hội đồng quản trị, Giám đốc và Hội đồng thành viên.
  • B. Giám đốc, Ban kiểm soát và Hội đồng thành viên.
  • C. Hội đồng thành viên, Giám đốc và Tổng giám đốc.
  • D. Hội đồng quản trị, Giám đốc và Tổng giám đốc.

Câu 5: Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty hợp danh hay còn được xem là:

  • A. Ban kiểm soát.
  • B. Hội đồng quản trị.
  • C. Hội đồng cổ đông.
  • D. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Câu 6: Hồ sơ hợp lệ để thành lập doanh nghiệp không có giấy tờ gì?

  • A. Giấy chứng nhận đã kết hôn hay chưa.
  • B. Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp.
  • C. Bản sao giấy tờ pháp lí của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • D. Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp.

Câu 7: Điều gì là đặc trưng chính của doanh nghiệp hợp danh?

  • A. Có ít nhất hai chủ sở hữu.
  • B. Pháp nhân và chủ sở hữu chịu trách nhiệm không giới hạn.
  • C. Có quyền niêm yết trên thị trường chứng khoán.
  • D. Chia sẻ lợi nhuận dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư.

Câu 8: Doanh nghiệp nào thường được sử dụng để thực hiện các dự án lớn có quy mô và rủi ro cao?

  • A. Doanh nghiệp tư nhân.
  • B. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • C. Doanh nghiệp hợp doanh.
  • D. Công ty cổ phần.

Câu 9: Đặc điểm nào là đúng về doanh nghiệp tư nhân?

  • A. Chia sẻ lợi nhuận giữa các cổ đông.
  • B. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm không giới hạn.
  • C. Có quyền lợi và trách nhiệm phụ thuộc vào số vốn đầu tư.
  • D. Có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Câu 10: Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không có:

  • A. Hội đồng thành viên.
  • B. Đại hội đồng cổ đông.
  • C. Tổng giám đốc.
  • D. Chủ tịch Hội đồng thành viên.

 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Chị G và một số đối tác muốn bắt đầu một công ty sản xuất đèn LED thông minh. Chị G quan tâm đến việc có pháp nhân riêng biệt và giảm trách nhiệm cá nhân. Loại hình doanh nghiệp nào là sự lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này?

  • A. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • B. Công ty cổ phần.
  • C. Doanh nghiệp tư nhân.
  • D. Công ty hợp danh.

Câu 2: Chị Q có ý định mở một cửa hàng cà phê độc đáo và muốn lập kế hoạch kinh doanh chặt chẽ. Bước nào sau đây là quan trọng nhất để chị Q bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh?

  • A. Xác định đối tượng khách hàng.
  • B. Lập danh sách đối thủ cạnh tranh.
  • C. Quyết định về tên thương hiệu.
  • D. Đặt mục tiêu doanh thu.

Câu 3: Bạn muốn bắt đầu kinh doanh một cửa hàng trang sức handmade. Bạn đang đối diện với quyết định chọn loại hình doanh nghiệp nào dưới đây là phù hợp nhất?

  • A. Công ty cổ phần.
  • B. Doanh nghiệp tư nhân.
  • C. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • D. Công ty hợp doanh.

Câu 4: Anh K và một số đối tác muốn hợp tác và bắt đầu một dự án sản xuất đồ chơi sáng tạo. Theo em, anh K nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để tối ưu hóa quản lý và trách nhiệm?

  • A. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • B. Doanh nghiệp tư nhân.
  • C. Công ty hợp doanh.
  • D. Công ty cổ phần.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Anh T, anh H và anh C có ý định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh dịch vụ vận tải. Họ cùng nhau trao đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Nếu em là bạn của anh T và am hiểu về Luật doanh nghiệp, em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho ba anh?

  • A. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân.
  • B. Lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
  • C. Lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • D. Lựa chọn loại hình công ty tự do.

Câu 2: Anh T đang quản lý một công ty giáo dục với nguồn lực tài chính hạn chế. Theo em, trong việc quản lý ngân sách, anh T cần chú trọng bước nào nhất để đảm bảo sự ổn định tài chính của công ty?

  • A. Thiết lập một ngân sách chi tiêu hàng tháng.
  • B. Đầu tư vào chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh.
  • C. Cắt giảm số lượng nhân viên trong công ty.
  • D. Theo dõi và đánh giá định kỳ nguồn thu chi.

Câu 3: Doanh nghiệp F đang phải đối mặt với vấn đề nội bộ do mâu thuẫn giữa nhóm nhân viên rất nghiêm trọng. Theo em, doanh nghiệp F phải làm gì để giải quyết tình hình và giữ cho tổ chức ổn định?

  • A. Tổ chức một cuộc họp để giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình.
  • B. Yêu cầu nhân viên phải tự giải quyết vấn đề, không ảnh hưởng tới công việc.
  • C. Lập một nhóm làm việc để giải quyết mâu thuẫn
  • D. Đuổi việc những nhân viên gây mâu thuẫn.

  

Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm ngữ văn Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm KTPL chuyên đề chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập KTPL 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay