Nội dung chính Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 4: An sinh xã hội
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: An sinh xã hội sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI
1. Khái niệm an sinh xã hội và một số chính sách an ninh xã hội
– An sinh xã hội là hệ thống các chính sách, chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm cho mọi người dân có được mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc, an bình cho nhân dân.
– Một số chính sách an sinh xã hội
+ Chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, tăng cường cơ hội có việc làm cho người lao động yếu thế.
+ Chính sách bảo hiểm xã hội giúp người lao động và gia đình của họ phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, ổn định cuộc sống khi thu nhập bị giảm hoặc bị mất khi gặp phải rủi ro.
+ Chính sách trợ giúp xã hội hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ dột xuất cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống khi gặp các rủi ro.
+ Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu.
2. Vai trò của an sinh xã hội
Vai trò của an sinh xã hội:
- Đối với đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội:
+ Hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro do các biến cố trong cuộc sống;
+ Trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi không có khả năng tạo thu nhập,
- Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
+ Góp phần nâng cao chất lượng dời sống người dân, từng bước thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển;
+ Đóng góp vào sự ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đối với Nhà nước:
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước;
+ Giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 4: An sinh xã hội