Nội dung chính Lịch sử 11 Cánh diều bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Hệ thống kiến thức trọng tâm i 13: Việt Nam và Biển Đông sách Lịch sử 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 13. VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

1. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

  1. Về quốc phòng, an ninh

- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam, tây nam) có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, có khoảng 4 000 hòn đảo lớn, nhỏ năm gần bờ và xa bờ (có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa).

Hợp thành hệ thống đảo bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. 

- Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông

là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

- Nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch, là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

- Là con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. 

- Là con đường giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập với các nên văn hoá khác. 

  1. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Về giao thông hàng hải: 

+ Hệ thống cảng biển được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải. 

+ Một số cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.

- Về công nghiệp khai khoáng: 

+ Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lớn với các bể trầm tích, có điều kiện khai thác thuận lợi. 

+ Vùng biển Việt Nam chứa tiềm năng lớn về quặng sa khoáng (titan, thiếc, vàng, sắt,…). 

- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính 3 – 4 triệu tấn/năm, khả năng khai thác 1,4 – 16,6 triệu tấn/năm. 

- Về du lịch: 

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vùng, vĩnh, bãi cát trắng, hang động.

+ Các bán đảo và đảo nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch, phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch. 

2. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

  1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

* Dưới thời chúa Nguyễn:

- Thế kỉ XVII: chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

- Đầu thế kỉ XVIII: chúa Nguyễn lập Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa), khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Bắc Hải, đảo Côn Lôn, các đảo ở Hà Tiên. 

* Dưới triều Nguyễn:

+ Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được tái lập (1803), đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà. 

Bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. 

+ Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa diễn ra với các hình thức: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế, cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,…

* Từ cuối thế kỉ XIX đến nay:

- Từ cuối thế kỉ XIX – 1945: 

+ Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đào Trường Sa.

+ Pháp tiến hành xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện, thực hiện khảo sát khoa học ở hai quần đảo. 

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Pháp tiếp tục thực hiện quản lí hai quần đảo. 

+ Theo Hiệp định Ê-ly-dê (8/3/1949), Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao kiểm soát hai quần đảo cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại đứng đầu). 

- Năm 1954: Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đào Hoàng Sa, Trường Sa. 

- Năm 1956: Trung Quốc đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, quân đội Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép các đảo còn lại ở quần đảo Hoàng Sa đang thuộc sự quản lí của Việt Nam Cộng hòa.

- Tháng 4/1975: Hải quân nhân dân Việt Nam thu hồi quần đảo Trường Sa, triển khai lực lượng quản lí, bảo vệ các đảo trên quần đảo Trường Sa có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ. 

- Sau 1975: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ 1976 là Nhà nước CHXHCN Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính, đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

  1. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông với các hình thức: 

+ Vũ trang tự vệ.

+ Đàm phán ngoại giao.

+ Bảo vệ, hỗ trợ ngư dân bám biển. 

- Ban hành các chính sách, biện pháp, hành động cụ thể nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền ở Biển Đông:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển.

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển đảo.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH

     - Tháng 5/1977: Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong đó đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa riêng. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên, cơ sở nền tảng cho các văn bản pháp quy sau này về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 

- Tháng 9/1979: Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng – Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

     - Tháng 12/1981: Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng – Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam.

     - Ngày 22/1/1994: Người phát ngôn Bộ ngoại giao tuyên bố với quốc tế về quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước đầu tiên chiếm hữu và quản lí hai quần đảo này từ thế kỉ XVII

     - Ngày 23/6/1994: Việt Nam chính thức là thành viên Công ước về Luật Biển 1982.

     - Từ những năm 2000: Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đàm phán, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên quy định luật pháp để điều chỉnh hành vi của các bên ở Biển Đông theo những nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),...

     - Năm 2012: Thông qua Luật Biển Việt Nam, Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay