Nội dung chính Lịch sử 11 Cánh diều bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á sách Lịch sử 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC 

CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ 

CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á

 

I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á

1. Đông Nam Á hải đảo

* Tại Phi-lip-pin: Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị:

- Áp đặt hệ thống hành chính mới.

- Mở rộng của Thiên Chúa giáo, văn hóa, giáo dục, chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha. 

- Năm 1898, Mỹ cai trị, đàn áp các cuộc khởi nghĩa.

* Tại In-đô-nê-xi-a: 

- Từ thế kỉ XVII: Hà Lan xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. 

- Đầu thế kỉ XIX: phần lớn quần đảo nằm dưới ách đô hộ. 

+ Trực tiếp cai trị, tiến hành khai thác thuộc địa quy mô lớn.

+ Thi hành chế độ thuế khóa, áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.

* Tại Ma-lai-xi-a: 

- Cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo, thành lập Mã Lai thuộc Anh. 

- Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh.

* Tại Xin-ga-po: 

- Năm 1819, thực dân Anh thiết lập cảng Xin-ga-po. 

- Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của Anh.

- Anh xác lập chế độ cai trị, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu  u và châu Á. 

2. Đông Nam Á lục địa

Nội dung

Mi-an-ma

Việt Nam

Cam-pu-chia

Lào

Quá trình xâm lược

Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885.

Mi-an-ma thành thuộc địa.

- 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. 

- Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ.

- Năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Kì.

Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Cam-pu-chia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Cam-pu-chia.

 

Thiết lập nền cai trị

- Thực dân Anh tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp.

- Tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mi-an-ma.

Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Năm 1884, thực dân Pháp buộc chính quyền Cam-pu-chia kí hiệp ước mới, củng cố nền cai trị.

Năm 1893, Xiêm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào.

Xứ bảo hộ của Pháp nằm trong Liên bang Đông Dương.

 

II. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM

1. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

* Bối cảnh

- Sức ép từ bên ngoài: Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh và Pháp mở rộng xâm lược ở Đông Nam Á lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị dòm ngó. 

- Vị trí địa lí nằm giữa hai vùng ảnh hưởng của Anh và Pháp:  khi Anh chiếm Mi-an-ma và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân.

→ Triều đình Xiêm (chủ yếu dưới thời trị vì của vua Ra-ma IV, Ra-ma V), tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa, bảo vệ nền độc lập. 

* Nội dung của công cuộc cải cách ở Xiêm:

- Chính trị, quân sự: 

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung theo hướng hiện đại. 

+  Chính phủ tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau. 

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền, xóa bỏ quyền lực của quý tộc địa phương.

+ Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng cố vấn ngoại quốc.

- Xã hội: 

+ Xóa bỏ chế độ lao dịch, quan hệ nô lệ.

+ Ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa: 

+ Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây.

+ Cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước  u - Mỹ du học.

- Ngoại giao: 

+ Xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây.

+ Xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Ý nghĩa của cuộc cải cách ở Xiêm

Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm:

- Đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, đạt nhiều thành tựu. 

- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao, sự linh hoạt trong nhận thức, vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. 

=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay