Nội dung chính Lịch sử 11 Cánh diều bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) sách Lịch sử 11 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

1. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC

  1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)

- Bối cảnh lịch sử: nhà Đông Hán đặt ách thống trị lên vùng Giao Chỉ.

- Nội dung chính:

+ Năm 40 – 41: 

  • Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh.
  • Tô Định – thái thú quận Giao Chỉ bỏ trốn.
  • Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

+ Năm 42:

  • Nhà Hán cử Mã Viện đưa quân sang đàn áp.
  • Hai Bà Trưng lui quân về Hát Môn.

+ Năm 43: 

  • Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn.
  • Khởi nghĩa tan rã. 

- Ý nghĩa: 

+ Là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.

+ Thể hiện sức mạnh, ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam. 

  1. Khởi nghĩa Bà Triệu (248)

- Bối cảnh lịch sử: năm 248, dưới ách thống trị của nhà Ngô, Triệu Thị Trinh (Bà Triệu ) và anh trai là Triệu Quốc Đạt nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hóa).

- Diễn biến chính:

+ Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng.

+ Nhà Ngô huy động lực lớn mới đàn áp được.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc.

+ Khẳng định sức mạnh, ý chí của phụ nữ Việt Nam. 

  1. Khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602)

- Bối cảnh lịch sử: 

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt cai trị ở Giao Châu, chính sách thuế khóa nặng nề.

+ Mâu thuẫn giữa dân chúng và chính quyền đô hộ gay gắt. 

Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. 

- Diễn biến chính:

+ Năm 542 – 543: 

  • Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.
  • Nghĩa quân giành được nhiều quận, huyện.

+ Năm 544: 

  • Lý Bí lên ngôi vua.
  • Thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). 

+ Năm 545 – 548: 

  • Quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế lui quân về Phú Thọ.
  • Giao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục rồi qua đời.

+ Năm 550: Triệu Quang Phục làm vua nước Vạn Xuân.

+ Đầu thế kỉ VII: 

  • Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược.
  • Nhà nước Vạn Xuân chấm dứt. 

 - Ý nghĩa:

+ Khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc.

+ Cho thấy khả năng thắng lợi trong công cuộc giành lại độc lập, tự chủ. 

+ Để lại cho hậu thế những bài học quan trọng về chính trị, quân sự.

  1. Khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII)

- Bối cảnh lịch sử: Năm 766 – 780: dưới ách cai trị của nhà Đường, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp nhân dân khởi nghĩa.

- Diễn biến chính:

+ Nghĩa quân bao vây, đánh chiếm thành Tống Bình.

+ Phùng Hưng làm chủ, sắp đặt mọi việc.

+ Phùng Hưng mất, con trai Phùng An lên nối nghiệp.

+ Chính quyền nhà Đường đàn áp, buộc Phùng An ra hàng.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt.

+ Cổ vũ tinh thần, góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc giành độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X. 

2. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)

  1. Bối cảnh lịch sử

- Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra trên cả nước (từ khi sau khi nhà Hồ thất bại trong kháng chiến chống quân Minh năm 1407).

- Năm 1414:

+ Nhà Minh hoàn thành đánh dẹp các lực lượng khởi nghĩa.

+ Biến Đại Việt thành quân Giao Chỉ, thi hành chính sách hà khắc, thuế khóa nặng nề.

Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

  1. Diễn biến chính

Giai đoạn 1418 – 1423: 

- Năm 1418:

+ Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá). 

+ Quân Minh liên tục tổ chức các đợt tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. 

+ Nghĩa quân ba lần rút lui lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá), chịu nhiều tổn thất. 

- Giữa năm 1423: Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận.

Giai đoạn 1424 – 1426: 

- Cuối năm 1424: Nguyễn Chích đề nghị tạm rời Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An, sau đó quay ra đánh Đông Đô. 

- Cuối năm 1424 đến cuối năm 1426: nghĩa quân giải phóng Nghệ An, Thanh Hoá, làm chủ toàn bộ vùng Thuận Hoá, tấn công ra Bắc.

Giai đoạn 1426 – 1427: 

- Cuối năm 1426: nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. 

- Tháng 10/1427: 

+ 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng - Xương Giang. 

+ Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hoà, rút quân về nước.

  1. Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

- Đưa đến sự thành lập Vương triều Lê sơ.

- Mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt.

  1. PHONG TRÀO TÂY SƠN (CUỐI THẾ KỈ XVIII)
  2. Bối cảnh lịch sử 

- Những năm 30 của thế kỉ XVIII: xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng.

+ Ở Đàng Ngoài:

  • Chính quyền Lê – Trịnh suy thoái, không chăm lo đời sống nhân dân.
  • Tình trạng mất mùa đói kém diễn ra thường xuyên.

Khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ.

+ Ở Đàng Trong:

  • Năm 1765, Nguyễn Phúc Quỳnh lên ngôi chúa khi còn nhỏ tuổi.
  • Trương Phúc Loan thao túng mọi việc, tham lam, vô độ.
  • Tầng lớp quý tộc sống hưởng lạc, xa xỉ.
  • Chế độ thuế khóa nặng nề, ngoại thương suy tàn.

Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhiều nơi diễn ra khởi nghĩa của dân nghèo, dân tộc thiểu số.

- Phong trào Tây Sơn bùng nổ: thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

  1. Diễn biến chính
  • Giai đoạn khởi đầu, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn (1771 – 1777)
  • Giai đoạn kiểm soát Đàng Trong, đánh bại quân Xiêm (1777 – 1785)
  • Giai đoạn tiến ra kiểm soát Đàng Ngoài, lật độ chúa Trịnh, vua Lê, đánh bại quân Thanh (1786 – 1789)
  • Giai đoạn chính quyền Quang Trung – Quang Toản kiểm soát phần lớn lãnh thổ, bị Nguyễn Ánh đánh bại (1789 – 1802)
  1. Ý nghĩa lịch sử

- Là sự hội tụ, đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức, bóc lột Đại Việt thế kỉ XVIII.

- Đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.

- Đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của thế lực ngoại bang.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

4. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Về vận động, tập hợp lực lượng: là một trong những yếu tô đóng vai trò quyết định. 

- Việc vận động, tập hợp lực lượng được thực hiện qua khẩu hiệu, lời kêu gọi, qua chính sách chiêu mộ nhân tài.

- Quá trình vận động, tập hợp quân chúng nhân dân thể hiện tính chất dân tộc và chính nghĩa của các cuộc đấu tranh giành lại độc lập hoặc chống ách áp bức, bóc lột.

Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt.

- Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thê hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc.

Về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận.

=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay