Nội dung chính Lịch sử 7 cánh diều Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến sách Lịch sử 7 cánh diều Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
BÀI 9: VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
- TÌM HIỂU VỀ TÔN GIÁO, CHỮ VIẾT, VĂN HỌC
Lĩnh vực | Những nét chính |
Về tôn giáo | + Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giá + Là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi. ð Tôn giáo gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Ấn Độ. |
Về chữ viết | + Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học. + Chữ Phạn trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác. |
Về văn học | + Chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại.... + Tiêu biểu là tác giả Ca-li-đa-xa (thời kì Gúp-ta) với hai tác phẩm bất hủ: khúc bị ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la. |
- TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
- Về kiến trúc Phật giáo:
+ Nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta, được xây dựng chủ yếu dưới thời kì Gúp-ta.
+ Trong chùa hang A-gian-ta có nhiều bức hoạ sinh động về sự tích nhà Phật và
cuộc sống của người dân Ấn Độ đương thời.
- Về kiến trúc Hỏi giáo (lăng, thánh đường):
+ Thường có đặc điểm hình mái vòm, hoạ tiết được trang trí công phu trên tường, mái, cột trụ, trần nhà....
+ Điển hình là lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,...
- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rât đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng,... đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết)