Nội dung chính Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 2: Nói và nghe
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Nói và nghe sách ngữ văn 10 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM THƠ
I. CHUẨN BỊ BÀI NÓI
Giới thiệu bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Chuẩn bị nội dung nói
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt
- Phương tiện hỗ trợ
Chuẩn bị nghe
II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Người nói:
+ Mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, có thể sử dụng nhiều cách dẫn dắt khác nhau để tạo không khí cho giờ học.
Lưu ý: Có thể chỉ cần chọn một phương diện nào đó về tư tưởng, tình cảm hoặc hình thức nghệ thuật của bài thơ mà bạn thấy tâm đắc để thuyết trình.
+ Triển khai:
Trình bày lần lượt các thông tin có trong bài viết theo hình thức tóm lược, kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).
Dành nhiều thời gian hơn để nói về những giá trị nổi bật của bài thơ mà bạn đã cảm nhận được.
Nên nhấn mạnh các thao tác bạn đã sử dụng đề phát hiện giá trị thẩm mĩ hay tư tưởng trong bài thơ (liên tưởng, đối lập). Với bài thuyết trình về bài thơ Mùa xuân xanh, cần nhấn mạnh đến các phương diện các phương diện: (1) Nhan đề; (2) Mạch thơ; (3) Nhịp điệu; (4) “Mùa xuân xanh”: truyền thống và hiện đại.
+ Kết luận: Khái quát lại những điều mình cảm nhận cũng như đánh giá về giá trị của bài thơ trên các phương diện hình thức và nội dung. Có thể kết bài bằng những câu khuyến khích người nghe chia sẻ những góc nhìn khác, phát hiện khác về bài thơ.
Người nghe
- Có thái độ tôn trọng, đặc biệt quan tâm đến cảm xúc cùa người thuyết trình.
- Ghi chép những ý tưởng trong bài thuyết trình đã khiến bạn thực sự thấy hứng thú hoặc những điểm bạn còn băn khoăn muốn trao đổi.
- Chú ý đến phong thái của người thuyết trình (ví dụ: sự tự tin, khả năng điều tiết giọng nói, ngôn ngữ, cử chỉ,...).
III. TRAO ĐỔI BÀI NÓI