Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 05

Câu 1: Bảo kính cảnh giới gồm bao nhiêu bài

A. 55

B. 98

C.61

D. 43

Câu 2: Trong bài Đại cáo bình Ngô, đoạn văn từ: "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa.....Cũng là chưa từng thấy xưa nay" thể hiện nội dung gì?

A. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc của Đại Việt.

B. Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước.

C. Tố cáo, lên án những tội ác của giặc Minh đã gây ra cho nhân dân ta.

D. Lời khẳng định, tuyên bố thắng lợi và nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ Dục Thúy sơn được sáng tác vào thời điểm nào?

A. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh nổ ra rộng rãi.

B.  Khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc.

C. Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.

D.  Khi Nguyễn Trãi đang làm quan cho nhà Lê.

Câu 4: Bài thơ Dục Thúy sơn thuộc thể loại nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Ngũ ngôn luật thi.

C. Song thất lục bát.

D. Lục bát.

Câu 5: Trong đoạn: "Ta đây...lấy ít địch nhiều", Nguyễn Trãi đã dùng phương thức biểu đạt gì là chủ yếu để khắc họa hình ảnh Lê Lợi, vị chủ tướng của đoàn quân Lam Sơn?

A.  Tự sự và thuyết minh.

B. Biểu cảm và tự sự.

C. Thuyết minh và biểu cảm.

D. Miêu tả và tự sự.

Câu 6: Trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, độc lập dân tộc được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi bổ sung những yếu tố nào?

A. Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

B. Văn hiến, lịch sử.

C. Lịch sử, phong tục tập quán.

D. Văn hiến, phong tục tập quán.

Câu 7: Tội ác nào dưới đây của giặc Minh không được Nguyễn Trãi nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo?

A. Thuế khóa nặng nề.

B. Đốt hết các văn tự, sách vở.

C. Tàn hại con người, cây cỏ.

D. Gây binh kết oán.

Câu 8:Nhận xét nào đúng về hai địa danh "Bồ Đằng", "Trà Lân" trong câu văn: "Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật - Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay" (trích Bình Ngô đại cáo)?

A. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi ghi dấu những chiến thắng vẻ vang trong công cuộc giữ nước, chống ngoại xâm của cha ông.

B. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi đã diễn ra những trận đánh lớn đầu tiên mở đàu giai đoạn phản công của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi đã diễn ra những chiến thắng quyết định buộc quân Minh phải đầu hàng, rút quân về nước.

D. Đó là tên hai địa danh ở Trung Quốc nơi đã diễn ra những trận chiến lớn, nổi tiếng trong lịch sử.

Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.

(Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,

Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng)

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 10: “Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và ………..”

Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên.

A. Vợ

B. Phu nhân

C. Con ghệ

D. Con sư tử

Câu 11: Tác dụng biểu đạt của điển tích “Dựng cần trúc” trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” là gì?

A. Tái hiện những ngày đầu dấy nghĩa: thiếu thốn, gian nan mà khí thế hào hùng.

B. Thể hiện sự đổi mới trong cách dụng binh, không sử dụng cờ mà dùng cây trúc.

C. Làm cho câu thơ trở nên hoa mĩ, phù hợp với phong cách cổ xưa.

D. Đây không phải điển tích.

Câu 12: Đâu là nghĩa của từ “bí danh”?

A. Tên của quả bí

B. Tên bí mật

C. Bí không thể nghĩ ra tên

D. Hư danh, hão huyền.

Câu 13: Thể “Cáo” là thể văn như thế nào?

A. Cáo là thể thơ cổ, do nhà vua hoặc chủ tướng ban bố một mệnh lệnh, chủ trương, chính sách,… cho toàn dân chúng được biết để tuyên bố về một sự kiện trọng đại của quốc gia.

B. Cáo là thể văn cổ, do nhà vua hoặc chủ tướng ban bố một mệnh lệnh, chủ trương, chính sách,… cho toàn dân chúng được biết để tuyên bố về một sự kiện trọng đại của triều đình.

C. Cáo là thể văn hành chính cổ, do nhà vua hoặc chủ tướng ban bố một mệnh lệnh, chủ trương, chính sách,… cho toàn dân chúng được biết để tuyên bố về một sự kiện trọng đại của quốc gia.

D. Cáo là thể văn xuôi cổ, do nhà vua hoặc chủ tướng ban bố một mệnh lệnh, chủ trương, chính sách,… cho toàn dân chúng được biết để tuyên bố về một sự kiện trọng đại của quốc gia.

Câu 14: Nói về những khó khăn buổi đầu của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, nhận định nào sau đây không chính xác?

A. Nghĩa quân đã dùng chiến thuật đánh mai phục.

B. Nghĩa quân đã lấy yếu chống mạnh.

C. Lê Lợi đã phải dùng chiến thuật "tâm công".

D. Tướng sĩ đã phải đồng cam cộng khổ.

Câu 15: Đâu không phải là một bước trong cách xãc định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt?

A. Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

B. Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

C. Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

D. Liệt kê những yếu tố đã biết vào một cuốn sổ nhỏ để ta có thể tra cứu bất cứ lúc nào cần thiết.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay