Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Tác giả của tác phẩm Về chính chúng ta là?
A. Vic – to Hugo.
B. Các-lô Rô-ve-li.
C. Phạm Văn Bách.
D. Nguyễn Văn Huyên.
Câu 2: Văn bản Về chính chúng ta được trích từ tác phẩm nào?
A. Bảy bài học hay nhất về vật lí.
B. Về chính chúng ta
C. Ba bài học hay nhất về vật lí
D. Các-lô Rô-ve-li.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải bằng chứng, lý lẽ mà tác giả đưa ra?
A. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới.
B. Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực.
C. Con người là trung tâm của thế giới, điều khiển thế giới.
D. Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người.
Câu 4: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản Về chính chúng ta là gì?
A. Điệp ngữ.
B. So sánh.
C. Nói quá.
D. Câu hỏi tu từ.
Câu 5: Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn nào?
A. Góc nhìn bên ngoài.
B. Góc nhìn bên trong.
C. Góc nhìn thay đổi (lúc bên ngoài, lúc bên trong).
D. Góc nhìn trung lập.
Câu 6: Câu nào trong đoạn văn thứ hai thể hiện quan điểm của tác giả trong Về chính chúng ta?
A. “Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy.”
B. “Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ bỏ sót những điều cốt lõi.”
C. “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”
D. “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.”
Câu 7: Tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường của nhà văn nước nào?
A. Pháp.
B. Mỹ.
C. Brazil.
D. Việt Nam.
Câu 8: Nhan đề và nội dung đoạn đầu hé lộ điều gì về nội dung của văn bản Một đời như kẻ tìm đường?
A. Nội dung của văn bản là kể về câu chuyện cuộc đời mình.
B. Nội dung nói về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.
C. Kể về kí ức tươi đẹp của tác giả.
D. Kể về một lần viết thư cho phụ huynh của tác giả.
Câu 9: Giá trị nội dung của văn bản Một đời như kẻ tìm đường?
A. Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
B. Văn bản không gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
C. Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về sự phân vân việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
D. Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn 1 hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
Câu 10: Giọng điệu của người viết trong đoạn cuối văn bản Một đời như kẻ tìm đường có đặc điểm gì?
A. Giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, nhẹ nhõm.
B. Giọng điệu nghiêm túc.
C. Giọng điệu hóm hỉnh.
D. Giọng điệu xúc động.
Câu 11: Tác giả Rô-bớt Phờ-rót là người nào?
A. Người Anh.
B. Người Mỹ.
C. Người Pháp.
D. Người Mỹ.
Câu 12: Văn bản Con đường không chọn được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ Đường luật.
C. Thơ tự do.
D. Thơ bảy chữ.
Câu 13: Rô-bớt Phờ-rót lấy cảm hứng từ ai để viết tác phẩm Con đường không chọn?
A. Người cha.
B. Người bạn.
C. Nhà thơ Ét-uốt Thô-mát-xơ.
D. Người yêu.
Câu 14: Ý nghĩa của tác phẩm Con đường không chọn là gì?
A. Khuyến khích lựa chọn ngẫu nhiên.
B. Tôn vinh sự lựa chọn đúng đắn.
C. Suy tư về việc lựa chọn trong cuộc sống.
D. Kêu gọi không lựa chọn con đường nào.
Câu 15: Trong ba khổ đầu của bài thơ Con đường không chọn, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
A. Là những con đường dường như chưa ai đặt chân tới.
B. Là những con đường sầm uất, đông đúc người đi lại.
C. Một con đường vắng vẻ, một con đường sầm uất.
D. Hai con đường được trải đầy hoa và cây cỏ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................