Nội dung chính Sinh học 12 cánh diều Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân sách Sinh học 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
BÀI 9. DI TRUYÊN GENE NGOÀI NHÂN
I. THÍ NGHIỆM CỦA CORRENS VÀ SỰ TỒN TẠI GENE NGOÀI NHÂN
Bối cảnh: Correns tiến hành thực nghiệm trên cây hoa phấn và phát hiện màu sắc lá cây không truyền theo các quy luật của Mendel. Năm 1909, ông công bố kết quả nghiên cứu về hiện tượng di truyên gene ngoài nhân.
Thí nghiệm:
=> Ông kết luận: Tính trạng màu lá của cây hoa phấn do gene nằm trong lục lạp quy định.
Sự tồn tại gene ngoài nhân:
Phân tử DNA có mặt ở trong nhân và các bào quan như ti thể, lục lạp (ở thực vật).
II. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN VÀ ỨNG DỤNG
1. Cơ sở sự di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns
Hệ gene ti thể và lục lạp mang các gene riêng quy định một số tính trạng của sinh vật. Các tính trạng này di truyền theo quy luật di truyền ngoài nhân. Cá thể con mang các đặc điểm của cơ thể mẹ do nhận tế bào chất chứa các gene ngoài nhân từ giao tử cái.
2. Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân
Các gene ngoài nhân di truyền theo đặc điểm riêng: phép lai thuận và nghịch có kết quả không giống nhau, các tính trạng di truyền không tuần theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể có thể có hiện tượng di truyền không đồng nhất.
3. Ứng dụng hiện tượng di truyền ngoài nhân
Hiện tượng di truyền ngoài nhân có ứng dụng trong nghiên cứu di truyền, chọn tạo giống, ý học và nghiên cứu phát sinh chủng loại.
=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân