Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Giáo án bài 9: Di truyền gene ngoài nhân sách Sinh học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

  • Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân.

  • Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức hiện tượng di truyền gene ngoài nhân vào đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:

    • Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

    • Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân.

    • Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được thí nghiệm, từ đó giải thích được hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được hiện tượng liên quan đến di truyền gene ngoài nhân từ kiến thức bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân để giải quyết các hiện tượng phát sinh phục vụ đời sống con người.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Sơ đồ minh họa các Hình 9.1 - 9.2/ứng dụng của của di truyền gene ngoài nhân trong y học, nông nghiệp và tiến hóa.

  • Tài liệu về di truyền gene ngoài nhân: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_truy%E1%BB%81n_ngo%C3%A0i_nh%C3%A2n 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu trước nội dung bài 9 SGK Sinh học 12; nghiên cứu tài liệu về di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...).

  • Sưu tầm một số thành tựu ứng dụng hiện tượng di truyền qua tế bào chất ngoài SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về di truyền gene ngoài nhân.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (bệnh Leber) là một bệnh võng mạc di truyền, do đột biến điểm trong ti thể gây ra tổn thương tế bào hạch thần kinh võng mạc, cuối cùng dẫn đến mù lòa. Tình trạng mất thị lực này của bệnh nhân Leber đặc biệt phát triển ở nam thanh thiếu niên từ 10 - 30 tuổi. Ngay khi một bên mắt bị mất thị lực, bên mắt còn lại sẽ phát triển vấn đề tương tự trong vòng 2 tháng. 

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tỉ lệ hiện mắc lần lượt là 1/31.000, 1/39.000 và 1/50.000 ở miền bắc Vương quốc Anh, Hà Lan và Phần Lan.

(Theo Vietnam Journal of Physiology 27(1), 3/2023, ISSN: 1859 - 2376)

- GV đặt câu hỏi: Bệnh này thường được di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là tất cả con cái của một phụ nữ có bất thường được di truyền từ mẹ, nhưng chỉ có con gái mới có thể di truyền được tiếp cho đời sau. Hãy giải thích lí do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề do GV đưa ra.

- GV quan sát, định hướng HS đến câu trả lời đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm của Correns và sự tồn tại gene ngoài nhân

a. Mục tiêu: 

- Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

- Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I, quan sát hình 9.1 SGK tr.57 - 58 tìm hiểu về

- Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns;

- Thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns.

- Gene tồn tại ở ngoài nhân.

c. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm của Correns và sự tồn tại gene ngoài nhân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ trước ở nhà, yêu cầu HS tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về Correns và thí nghiệm về di truyền ngoài nhân (bối cảnh ra đời, cách tiến hành thí nghiệm, giải thích thí nghiệm,...).

- Tại lớp, GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS (các nhóm hoạt động trong 5 phút), chia sẻ tài liệu kết hợp đọc thông tin mục I.1 SGK tr.78, thảo luận thống nhất cách trình bày: thuyết trình, diễn kịch,...

- Mỗi nhóm có thời gian 3 phút để trình bày bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

- Dựa trên phần trình bày của các nhóm, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS ở nhà tìm hiểu, sưu tầm tài liệu.

- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút, lựa chọn cách thức báo cáo. 

- GV quan sát, định hướng (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV sử dụng https://wheelofnames.com/ mời nhóm đại diện trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. THÍ NGHIỆM CỦA CORRENS VÀ SỰ TỒN TẠI GENE NGOÀI NHÂN

Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns

- Từ năm 1900: Quy luật di truyền Mendel được chứng minh.

- Nhân tố di truyền của Mendel được Setton liên kết với nhiễm sắc thể.

- Correns phát hiện sự di truyền tính trạng màu sắc lá cây hoa phấn không tuân theo quy luật Mendel.

Correns (1864 – 1933)

Cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thí nghiệm của Correns và sự tồn tại gene ngoài nhân

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS đọc thông tin mục I trả lời câu hỏi SGK tr.57: Quan sát hình 9.1 và mô tả các phép lai thuận và nghịch ở cây hoa phấn.

- HS ghi lại những nội dung mình tìm hiểu được, sau đó cả nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày vào bảng nhóm.

- Dựa trên sản phẩm của các nhóm, GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

(1) Tính trạng màu sắc lá cây hoa phấn có phụ thuộc vào bố không?

(2) Tính trạng màu sắc lá cây hoa phấn do gene nằm ở đâu trong tế bào quy định?

(3) Nêu đặc điểm và vai trò của phân tử DNA trong lục lạp, ti thể.

- Dựa trên câu trả lời của các nhóm, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về thí nghiệm của Correns và sự tồn tại của gene ngoài nhân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS đọc thông tin mục I kết hợp quan sát hình 9.1, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, định hướng (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV sử dụng https://wheelofnames.com/ mời nhóm đại diện trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Thí nghiệm của Correns

Correns tiến hành thụ phấn theo các tổ hợp:

- ♀ cành lá xanh × ♂ cành lá xanh; ♀ cành lá xanh × ♂ cành lá trắng; ♀ cành lá xanh × ♂ cành lá đốm → 100% con lai có cành lá xanh.

- ♀ cành lá trắng × ♂ cành lá xanh; ♀ cành lá trắng × ♂ cành lá trắng; ♀ cành lá trắng × ♂ cành lá đốm → 100% con lai có cành lá trắng.

- ♀ cành lá đốm × ♂ cành lá xanh; ♀ cành lá đốm × ♂ cành lá trắng; ♀ cành lá đốm × ♂ cành lá đốm → Con lai có cành lá trắng, cành lá xanh và cành lá đốm (mức độ đốm không giống nhau).

Hình 9.1. Sơ đồ lai trên cây hoa phấn của Correns

Kết luận:  Sự di truyền tính trạng màu lá của cây hoa phấn không tuân theo quy luật di truyền nhiễm sắc thể.

Giải thích: Màu sắc lá cây con chỉ được xác định bởi cành mẹ (cho noãn) mà không phụ thuộc vào cành bố.

→ Tính trạng màu lá của cây hoa phấn do gene nằm trong lục lạp quy định.

Sự tồn tại gene ngoài nhân

- Phân tử DNA có mặt trong nhân và các bào quan như ti thể, lục lạp (ở thực vật) với cấu trúc mạch vòng, xoắn kép.

- Hệ gene ti thể và lục lạp mang các gene riêng quy định một số tính trạng của sinh vật.

 

Thông tin bổ sung

SỰ TIẾN HÓA HỘI TỤ VỀ GENE QUY ĐỊNH TỔNG HỢP RIBOSOME TRONG BỘ GENE CỦA LỤC LẠP VÀ TI THỂ

Tiến hóa hội tụ của hàm lượng gene trong ti thể và lục lạp. Tổ tiên của cả hai bào quan đều là sinh vật nhân sơ với bộ gene mã hóa khoảng 5.000 gene. Trong quá trình cộng sinh nội bào, các gene được chuyển từ mỗi bào quan đến bộ gene nhân của vật chủ và các sản phẩm gene tương ứng được đưa trở lại bào quan. Kích thước bộ gene ban đầu khoảng 5.000 gene đã giảm xuống còn 3 – 67 gene trong ti thể và 23 – 200 gene trong lục lạp. Mã màu trong các ngăn ở phần dưới của hình minh họa cho quá trình tiến hóa hội tụ của các gene được giữ lại trong hai bào quan năng lượng sinh học: gene cho các thành phần của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, quang hợp và protein của tiểu đơn vị ribosome 50S và 30S. Các gene được mã hóa ở bào quan có màu nâu đối với ti thể và màu xanh lá cây đối với lục lạp. TIC/TOC, protein vận chuyển của màng lục lạp trong/ngoài; TIM/TOM, chất chuyển vị protein của màng ti thể trong/ngoài. 

(Nguồn: https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.1500012112)  

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng

a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục iI, quan sát hình 9.2 SGK tr.58 - 60 tìm hiểu về

- Cơ sở di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns.

- Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

- Ứng dụng hiện tượng di truyền ngoài nhân.

c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) thực hiện nhiệm vụ như sau:

Trạm 1: Đọc thông tin mục II.1, quan sát hình 9.2 và tìm hiểu cơ sở di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns.

Trạm 2: Đọc thông tin mục II.2, tìm hiểu đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

Trạm 3: Đọc thông tin mục II.3, tìm hiểu ứng dụng hiện tượng di truyền ngoài nhân.

- Các nhóm HS lần lượt thực hiện nhiệm vụ từ trạm 1 → trạm 3, sau đó thảo luận hoàn thành Phiếu học tập:

Trường: ……………………………………………..

Lớp: ………………………………………………...

Nhóm: ………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP

Tìm hiểu về đặc điểm di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng

1.  Quan sát hình 9.2 và giải thích cơ sở tế bào học của sự di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns.

2.  Tại sao kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch trong hiện tượng di truyền ngoài nhân không giống nhau?

3.  Sự di truyền tính trạng được quy định bởi gene ngoài nhân có đặc điểm gì?

4.  Hoàn thành bảng sau:

Hoạt động

Ứng dụng di truyền ngoài nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1.  Nhà nghiên cứu có thể sử dụng dòng bất thụ đực tế bào chất như thế nào để nâng cao hiệu quả của quá trình chọn tạo giống ngô lai?

2.  Quan sát hình 9.3, mô tả phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ”. Giải thích tại sao trẻ được sinh ra theo phương pháp này không mắc bệnh di truyền từ mẹ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS đọc thông tin mục II kết hợp quan sát hình 9.2 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát quá trình tiến hành hoạt động của các nhóm; gợi ý, định hướng nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận (Đính kèm dưới hoạt động).

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

………………….

II. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN VÀ ỨNG DỤNG

1. Cơ sở di truyền gene ngoài nhân trong thí nghiệm của Correns

- Phân tử DNA lục lạp mang gene mã hóa protein sinh tổng hợp diệp lục. Gene này bị đột biến → lá có đốm trắng hoặc màu trắng.

- Trong tế bào có chứa nhiều lục lạp, phân tử DNA trong mỗi lục lạp có thể mang gene đột biến hoặc gene không đột biến.

- Trong quá trình giảm phân, tế bào chất chứa lục lạp (mang phân tử DNA) phân chia không đồng đều cho các tế bào trứng khác nhau.

2. Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân

- Phép lai thuận và nghịch có kết quả không giống nhau.

- Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.

- Có thể có hiện tượng di truyền không đồng nhất.

3. Ứng dụng hiện tượng di truyền ngoài nhân

Bảng đính kèm dưới hoạt động.

 

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay