Nội dung chính Tiếng Việt 5 chân trời Tuần 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi

Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 5 Bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

TUẦN 5 – BÀI 1. TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI

1. BÀI ĐỌC: TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI

Câu chuyện kể về câu chuyện của Trạng Hiền – trạng nguyên nhỏ tuổi. Khi bị sứ thần thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu, các quan đều không tìm được câu trả lời. Vua bèn sai một viên quan đi tìm Trạng Hiền. Nhờ trí thông minh, trạng Hiền nhanh chóng trả lời bằng một vế đối. Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA

Hoàn thành bài tập:

Câu 1

Từ biển ở câu b được dùng với nghĩa gốc.

Từ biển ở câu a, c được dùng với nghĩa chuyển.

Đặt câu: Nếu không có lực lượng cứu hỏa thì tòa tháp đã chìm trong biển lửa.

Câu 2: 

a. Tan làm, cô ấy chạy thật nhanh ra bến xe để kịp chuyến xe về quê.

b. Cô ấy sáng dạ nên tiếp thu bài học rất nhanh.

Câu 3: 

a. - đầu:

+ Nghĩa gốc: phần trên cùng của cơ thể người hay phần trước nhất của cơ thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác

+ Nghĩa chuyển:

(1) phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật

(2) vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác

(3) phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối

- cao:

+ Nghĩa gốc: có khoảng cách bao nhiêu đó, tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái đứng thẳng

+ Nghĩa chuyển:

(1) có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác

(2) hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả, v.v.

b. - đầu:

+ Cậu ấy bị cảm vì để đầu trần đi mưa.

+ Sau vụ va chạm, đầu xe ô tô bị biến dạng.

+ Đây là lần đầu tiên mẹ tôi đi máy bay.

+ Bà tôi vẫn dặn rằng đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

- cao:

+ Đỉnh Phan-xi-păng cao 3147 so với mực nước biển.

+ Đôi giày cao cổ làm cho bộ trang phục cô ấy thêm lộng lẫy.

+ Những ngày cận tết, giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng cao.

3. VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Bài văn tả phong cảnh thường gồm ba phần:

*Mở bài: Giới thiệu về cảnh chọn tả (tên danh lam thắng cảnh, địa điểm chọn cảnh?...)

*Thân bài

  • Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh
  • Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc…về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Trạng nguyên nhỏ tuổi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay