Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

Phiếu bài tập tuần Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo được biên soạn chi tiết, cẩn thận. Bản tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Phiếu bài tập (PBT) được trình bày khoa học, rõ ràng. Các bài đều bám sát chương trình SGK giúp học sinh ôn luyện tốt. Kéo xuống để tham khảo PBT tuần Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5

TUẦN 23: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu.

- Viết: Luyện tập quan sát và tìm ý cho bài văn tả người.

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

(Theo Trần Phương Hạnh)

Câu 1. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?

  1. Ông chỉ chữa trị cho một mình người phụ nữ.
  2. Ông chữa bệnh miễn phí cho người phụ nữ.
  3. Ông chỉ cho thuốc một lần.
  4. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.

Câu 2. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

  1. Tôi.
  2. Người.
  3. Thầy thuốc.
  4. Người bệnh.

Câu 3. Thầy thuốc trong bài có tên là gì?

  1. Hai Thượng Lãn Ông.
  2. Thượng Hai Lãn Ông.
  3. Hải Thượng Lãn Ông.
  4. Lãn Ông Thượng Hải.

Câu 4. Tại sao nói Lãn Ông là người không màng danh lợi?

  1. Vì nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ chối.
  2. Vì ông không thích xa quê hương.
  3. Vì ông muốn chữa bệnh cho người phụ nữ.
  4. Vì ông cũng là một người rấ giàu có.

Câu 5. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?

  1. Sống một cuộc sống giản dị, không xa hoa, hoang phí.
  2. Lan tỏa về tình yêu thương giữa con người với con người, cùng sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
  3. Sống tích cực lạc quan đối diện với những khó khan thử thách.
  4. Lan tỏa tinh thần yêu quê hương, đất nước.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Đọc các khổ thơ dưới đây và tìm điệp từ, điệp ngữ?

  1. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm”

  1. “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

  1. “Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy”

Bài 2. Đặt 1 – 2 câu:

  1. a)Tả người mà em yêu quý trong gia đình.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. b) Tả về thầy giáo của em.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. c) Nêu lên cảm nghĩ của em về bà ngoại của mình.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

LỜI KHUYÊN CỦA BỐ

Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.

Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập… Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

(Theo A-mi-xi) 

  1. Vì sao bố gọi con là người chiến sĩ?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1.  Theo em, vì sao nói “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man”?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Bài 2. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

SỰ TÍCH CON RỒNG CHÁU TIÊN

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

  1. a) Em hãy tìm những chi tiết nói về vẻ đẹp Lạc Long Quân và Âu Cơ trong đoạn đầu?

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  1. b) Theo em, người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu chuyện?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

  1. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

C

A

B

 

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1:

  1. a) Điệp ngữ: Một bếp lửa.
  2. b) Điệp ngữ: Mặt trời.
  3. c) Điệp từ: Có.

Bài 2:  

  1. “Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, là người nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc.
  2. "Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm hôm...". Đó là lời bài hát mà tôi rất thích, nó còn gợi về thầy Thanh - thầy giáo chủ nhiệm lớp 3 của tôi và là người tôi vô cùng kính trọng.
  3. Bà nội giống như một điểm tựa tinh thần của em vậy. Tình yêu dành cho bà giúp em thêm cố gắng hơn trong cuộc sống.

III. VIẾT

Bài 1:

  1. Bố gọi con là người chiến sĩ vì để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.
  2. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.

Bài 2:

  1. Lạc Long Quân: Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
  2.  Qua câu chuyện trên,  người xưa muốn nhắn nhủ rằng:

- Mỗi người dân đều phải thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta.

- Chúng ta cần gìn giữ truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam.

- Mỗi thế hệ cần phải lòng tri ân, biết ơn những người đã tạo nên hình hài đất nước.

 

Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Phiếu bài tập tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật

=> Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa: PBT tuần tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, PBT tiếng Việt 5 CTST, BT tuần tiếng việt 5 chân trời, bài tập ôn tập tiếng việt 5 chân trời

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay