Nội dung chính Tiếng Việt 5 chân trời Tuần 7 Bài 6: Luật Trẻ em
Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 7 Bài 6: Luật Trẻ em sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
TUẦN 7 – BÀI 6. LUẬT TRẺ EM
1. BÀI ĐỌC: LUẬT TRẺ EM
Luật trẻ em đề cập đến một vài điều trong "Luật Trẻ em", nội dung đề cập đến những điều trẻ em được nhận về nuôi dưỡng, học tập, vui chơi và giải trí. Đồng thời trẻ em cũng cần thực hiện một vài bổn phận tương ứng với lứa tuổi của mình.
2. NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN THEO CHỦ ĐỀ “BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM”
1.
a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
b.
- Ý kiến của Sơn: Theo tới, chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.
- Ý kiến của Tuấn: Chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.
- Ý kiến của Tú: Chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.
c. Em đồng ý với ý kiến của Tú. Vì ngoài học tập chăm chỉ, trẻ em còn có bổn phận quan tâm, giúp đỡ mọi người những công việc phù hợp với lứa tuổi. Đó còn là cách để thể hiện tình yêu thương đối với gia đình.
2.
- Chưa cần làm việc nhà: Tuổi còn nhỏ; Đi học cả ngày; Chưa có đủ sức khỏe, khả năng;...
- Cần làm việc nhà: Chia sẻ trách nhiệm; Rèn luyện sức khỏe; Thể hiện tình yêu thương;...
3. VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Đề bài: Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.
Gợi ý:
- Viết tên chương trình.
- Xác định các mục đích của chương trình.
- Xác định nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân.
- Xác định thời gian tổ chức mỗi hoạt động trong chương trình.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Luật Trẻ em