Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Tiếng Việt lớp 5 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG

BÀI 1: TẾT NHỚ THƯƠNG

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tết nhớ thương. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tết nhớ thương. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Nêu được những thông điệp rút ra được từ văn bản.
  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của đại từ, tạo lập được câu có sử dụng đại từ.
  • Viết được một báo cáo công việc hoàn chỉnh có sử dụng bảng biểu.
  • Có ý thức quan sát thế giới xung quanh, nêu được cảm nhận về cảnh vật và con người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình cảm gia đình, trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Đồ dùng dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1- 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về cảnh vật và con người trong dịp Tết Nguyên Đán:

Xin chữ

Cảnh vật mùa xuân

Chợ Tết

Chúc Tết

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Nói 2 – 3 điều ấn tượng về cảnh vật nơi em ở vào dịp Tết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr84, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

 

 

 

Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền lớn và quan trong trọng nhất của dân tộc Việt Nam, là thời điểm những người con xa quê trở về đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Bài đọc Tết nhớ thương chính là những cảm nhận về cảnh vật và con người vào dịp Tết đến xuân về ở miền Bắc, tái hiện khung cảnh cả gia đình ai cũng háo hức, tất bật chuẩn bị để đón một cái Tết ấm áp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tết nhớ thương với giọng đọc diễn cảm, biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ) để nắm được nội dung và các chi tiết trong bài đọc.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục giải nghĩa từ SGK tr.85:

+ Châm: đốt

+ Sam: một loại sinh vật biển có sáu đôi chân và bốn mắt, thịt có thể chế biến được nhiều món ăn.

Con Sam

Chả Sam

- GV giải thích thêm từ ngữ:

+ Lá dong: là loại lá thường được dùng để gói bánh, đặc biệt là bánh chưng trong dịp Tết cổ truyền.

 

 

 

Lá dong

Bánh chưng

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhiều cảm xúc ở những câu văn miêu tả cảnh vật mùa xuân và những câu văn nói về cảm xúc của bạn nhỏ, thể hiện được sự vui sướng của nhân vật thằng Cún khi ăn món chả sam…

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lùng bùng, vọc, vốc, chả sam, lép bép, sáng láng, vời vợi,…

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài. Ví dụ:

·        trẻ vây quanh,/ vọc bàn tay vào rồi vốc một nắm đưa lên hít hà mùi nếp thơm lừng.

·        Từ tết Trung thu,/ lũ trẻ chúng tôi đã để dành hạt bưởi xâu vào dây lạt,/ phơi khô để đêm giao thừa đem ra đốt.

·        Bước ra sân,/ tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời cau vời vợi,/ hít một hơi thật sâu để luồng gió đầu năm tràn vào lồng ngực.

+ Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc háo hức, vui vẻ, hồn nhiên của các nhân vật như chị Na, thằng Cún và sự sâu lắng của bạn nhỏ. Ví dụ:

·        Tết đã đến rồi! Tết đến thật nhanh.

·        Đây là đôi của anh cả, còn đây là của chị em mình. Mẹ bảo mùng một mới được đi. Nhưng giờ mình đi thử một tí rồi lại cất lên.

·        Ngon quá chị ơi!

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS nối tiếp các đoạn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 1 HS đọc toàn bài.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Tết nhớ thương.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào được tả trong đoạn đầu cho thấy Tết đã đến?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Gió thoảng mùi lá rừng, mùi đất…những vườn đào đã nở hoa. Nước mát lạnh, mùi thơm của lá dong lùa vào mũi.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Kể về mỗi việc làm của gia đình bạn nhỏ vào dịp Tết từ 1 – 2 câu. Những việc làm đó giúp em hiểu điều gì về gia đình bạn nhỏ?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·        Vào dịp Tết, gia đình bạn nhỏ đã cùng nhau rửa lá dong, chuẩn bị đồ để gói bánh chưng, có món chả sam thơm ngon. Các bạn nhỏ đã xâu hạt bưởi từ Trung thu để đến Tết đốt và vào ngày đầu tiên của năm mới, mẹ rửa mặt cho mấy chị em để cho sáng láng, thông minh.

·        Những việc làm đó giúp em hiểu rằng gia đình bạn nhỏ rất gắn bó, yêu thương nhau khi đã cùng nhau tất bật chuẩn bị đón một cái Tết ấm áp.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Vào dịp Tết, bạn nhỏ cảm nhận được những hương vị gì? Mỗi hương vị ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Bạn nhỏ cảm nhận được những hương vị sau:

·        Mùi lá rừng, mùi đất: Gió thoảng mùi lá rừng, mùi đất.

·        Mùi lá dong: Nước mát lạnh, mùi thơm của lá dong lùa vào mũi.

·        Mùi chả sam: Mùa lạnh, mùi chả thơm thoang thoảng theo gió ùa tới.

·        Không khí mùa xuân: Bước ra sân, tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời cao vời vợi, hít một hơi thật sâu để luồng gió đầu năm tràn vào lồng ngực.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, vì sao những ngày Tết tuổi thơ có ý nghĩa đối với bạn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

+ GV nêu câu trả lời gợi ý cho HS: Những ngày Tết tuổi thơ có ý nghĩa với bạn nhỏ vì đó sẽ là những khoảnh khắc, kỉ niệm được lưu giữ trong tâm trí các bạn, các bạn sẽ có một tuổi thơ ấm áp, ý nghĩa, các bạn sẽ hiểu hơn những giá trị quý giá của những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS xem một số hình ảnh Hội Xuân ở trường học và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 

 

Múa văn nghệ

Hội trại đón xuân

Gói bánh chưng

Viết thư pháp

+Trường em có tổ chức hoạt động đón Tết cổ truyền hay không? Nếu có, em hãy kể một số hoạt động em tham gia trong sự kiện đó.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hằng năm, mỗi độ xuân về, em có háo hức và mong chờ đến ngày Tết cổ truyền không? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của dân tộc Việt Nam. Mỗi thế hệ và đặc biệt là các bạn nhỏ - những chủ nhân tương lai của đất nước hãy luôn ghi nhớ ý nghĩa của ngày Tết và gìn giữ, phát huy những giá trị vốn có của nó.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Tết nhớ thương.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Tết nhớ thương.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

Câu 1: Đâu là chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong văn bản Tết nhớ thương?

A. Vườn đào đã nở, nước mát lạnh, gió thoảng mùi lá rừng, mùi đất.

B. Thời tiết ấm áp, có ánh nắng nhẹ nhàng, không gian yên bình.

C. Hoa đào đã nở, bầu trời cao xanh vời vợi, lất phất mưa phùn.

D. Bầu trời xám xịt, gió rét thổi từng hồi.

Câu 2: Bạn nhỏ đã giúp mẹ làm việc gì?

A. Bạn nhỏ giúp mẹ thu dọn nhà cửa.

B. Bạn nhỏ cùng mẹ đi chợ Tết.

C. Bạn nhỏ gói bánh chưng giúp mẹ.

D. Bạn nhỏ giúp mẹ rửa lá dong.

Câu 3: Món ăn nào dưới đây được nhắc đến trong bài đọc Tết nhớ thương?

A. Chả cốm.

B. Chả giò.

C. Chả sam.

D. Chả rươi.

Câu 4: Các bạn nhỏ đã chuẩn bị điều gì từ tết Trung thu?

A. Các bạn nhỏ đã học gói bánh chưng.

B. Các bạn nhỏ xâu hạt bưởi vào dây lạt đến đêm giao thừa đem ra đốt.

C. Các bạn đã làm pháo giấy.

D. Các bạn nhỏ đã trang trí nhà cửa.

Câu 5: Ngày đầu tiền của năm mới, mẹ đã làm gì cho chị em bạn nhỏ?

A. Mẹ nấu ăn cho chị em bạn nhỏ.

B. Mẹ lì xì cho chị em bạn nhỏ.

C. Mẹ rửa mặt cho chị em bạn nhỏ.

D. Mẹ dẫn chị em bạn nhỏ đi chúc Tết.

 

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. A

2. D

3. C

4. D

5. C

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tết nhớ thương, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.86.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

 

- HS đọc SGK.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS trả lời câu hỏi, các HS lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có)

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

=> Đặt bây giờ để có giáo án sớm nhất. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Từ khóa: Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word tiếng việt 5 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, GA tiếng Việt 5 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Chat hỗ trợ
Chat ngay