Nội dung chính tin học 7 chân trời Bài 10: sử dụng hàm để tính toán

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: sử dụng hàm để tính toán sách tin học 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 10: SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

 

1. HÀM SỐ TRONG BẢNG TÍNH

- Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc nhất định.

- Cách viết hàm: =<tên hàm> (<các tham số của hàm>).

          + Tên hàm: thể hiện ý nghĩa của hàm

          + Tham số của hàm: các dữ liệu cụ thể (ví dụ các số 1,2,3); các địa chỉ ô (ví dụ A1, B2); các địa chỉ khối ô tính (ví dụ A2:C2, D3:E5).

          + Các tham sốc của hàm được phân cách bởi dấu phẩy (,).

- Nên sử dụng tham số của hàm là địa chỉ ô vì khi chúng ta thay đổi số liệu ở các ô thì kết quả cũng sẽ tự động thay đổi theo

- Hàm SUM được sử dụng để tính tổng

2. SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀM ĐƠN GIẢN

a) Một số hàm đơn giản

Tên hàm

Cách viết

Tính năng của hàm

SUM

=SUM(số 1, số 2….)

Tính tổng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm

AVERAGE

=AVERAGE(số 1, số 2….)

Tính trung bình cộng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm

MAX

=MAX(số 1, số 2….)

Tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm

MIN

=MIN(số 1, số 2….)

Tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm

COUNT

=COUNT(số 1, số 2….)

Đếm các giá trị số trong danh sách tham số của hàm

          b) Nhập hàm vào ô tính

Có hai cách nhập hàm vào ô tính:

- Cách 1: Sử dụng nút lệnh

          + Bước 1: Chọn ô tính chưa kết quả

          + Bước 2: Mở dải lệnh Home → nháy chuột vào nút lệnh  để tính tổng/nháy chuột vào mũi tên bên phải nút lệnh  để sử dụng các hàm khác

          + Bước 3: Chọn khối ô tính

          + Bước 4: Gõ phím Enter

- Cách 2: Gõ trực tiếp vào ô tính:

          + Bước 1: Chọn ô tính chứa kết quả

          + Bước 2: Gõ =<tên hàm>(<khối ô tính>).

          + Bước 3: Gõ phím Enter

          c) Sao chép hàm

- Các bước sao chép hàm sang các ô tính có yêu cầu tương tự

- Cách 1: sử dụng các lệnh Copy, Paste

          + Bước 1: Chọn ô tính cần sao chép

          + Bước 2: Thực hiện lệnh Copy (chọn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C).

          + Bước 3: Chọn ô tính hoặc khối ô tính chứa kết quả

          + Bước 4: Thực hiện lệnh Paste (chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V)

- Cách 2: sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill):

          + Bước 1: Chọn ô tính cần sao chép

          + Bước 2: Đưa con trỏ chuột đến góc phải ô tính để trỏ chuột trở thành dấu +, rồi kéo chuột đến hết khối ô tính cần tính kết quả.

          d) Đặc điểm của hàm

- Đặc điểm của hàm là chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống

=> Tác dụng: giúp cho kết quả tính toán bởi hàm luôn đúng khi cập nhật dữ liệu vào các ô tính, khối ô tính

- Các hàm cơ bản, thông dụng: SUM (tính tổng), AVERAGE (tính trung bình cộng), MAX (tìm số lớn nhất), MIN (tìm số nhỏ nhất), COUNT (đếm các giá trị số).

- Nhập hàm số vào ô tính: Chọn ô tính chứa kết quả tính toán của hàm, gõ hàm (tại ô tính hoặc tại vùng nhập liệu), rồi gõ phím Enter

- Sao chép hàm: Thực hiện như sao chép công thức.

- Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay